Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc giằng co ở con sông chiến lược của Ukraine

Dnipro đang trở thành "biên giới tự nhiên" giúp Ukraine cản trở bước tiến của lực lượng Nga bởi nỗi lo ngại các cuộc giao tranh có thể ảnh hưởng đến nhà máy hạt nhân gần đó.

Tại một bãi cát gần con sông Dnipro ở thành phố Nikopol, phía nam Ukraine, đồ chơi của trẻ em giờ đây đang bị thay thế bằng những dây thép gai, bao cát và các công trình phòng thủ khác.

Ngay phía đối diện, các lực lượng Nga đang kiểm soát bờ bên kia Dnipro, con sông phân chia đông và tây Ukraine.

Trên cát, vẫn còn một bảng hiệu bị han gỉ yêu cầu người dân chú ý lịch sự, không làm phiền những người đang cắm trại thư giãn và chơi bóng ở khu vực khác. Đó là lời nhắc nhở về những tháng ngày bình yên trước hôm 24/2, khi Nga phát động “chiến dịch quân sự" ở Ukraine.

Nga gap kho tai con song chien luoc o Ukraine anh 1

Các cuộc đụng độ tại nhà máy làm dấy lên bóng ma về một thảm họa tương tự như thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986. Ảnh: AFP.

Vào đầu tháng 3, quân đội Nga đã kiểm soát được Energodar, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu, nằm ngay đối diện thành phố Nikopol. Các cuộc đụng độ tại nhà máy làm dấy lên lo ngại về sự cố tương tự như thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.

Nhưng ngoài một tòa nhà hành chính đã bị phá hủy, 6 lò phản ứng dường như còn nguyên vẹn. Mới đây, quân đội Nga đưa các nhà báo đi tham quan để chứng minh điều này.

Thế nhưng, đối với người dân tại Nikopol, dải đất rộng lớn và con sông Dnipro giờ đây đã trở thành "biên giới tự nhiên" với lực lượng Nga.

"Người dân bị cấm xuống nước vì rủi ro", một người lính nói với AFP.

Trên bãi cát, lực lượng Ukraine luôn trong trạng thái sẵn sàng phòng trường hợp binh lính đối phương vượt sông, với hàng rào thép gai và bao cát chất thành đống cao.

Con sông chiến lược

Tại một câu lạc bộ thể thao gần đó, chủ phòng tập Alexander Zagrydny, đã lắp một kính viễn vọng có thể nhìn sang bờ bên kia.

"Chúng tôi không còn thấy xe bọc thép của Nga nữa. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm một chút", ông nói.

Nhưng Alexander cũng bày tỏ thất vọng vì không thể quay trở lại cuộc sống như trước kia và chèo thuyền trên dòng sông được nữa.

"Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của mình mà không có Dnipro. Tôi đã chèo thuyền ở đó từ khi còn là một đứa trẻ", người đàn ông 50 tuổi nói và cho biết vợ ông đã rời thành phố Nikopol cùng những cư dân khác để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột.

Nga gap kho tai con song chien luoc o Ukraine anh 2

Những đứa trẻ chờ đợi tại nhà ga xe lửa trong cuộc sơ tán ở Dnipro, Ukraine. Ành: Reuters.

Kiểm soát Dnipro được coi là mục tiêu chính của Nga trong những ngày đầu tiên của cuộc giao tranh.

Con sông dài 2.300 km, bắt nguồn từ Nga và chảy qua Belarus, trước khi vượt hơn 1.000 km để đến Ukraine và đổ ra biển Đen.

"Một khi kiểm soát được các điểm đi qua Dnipro, điều đó sẽ mang lại cho các lực lượng quyền tự do hành động giữa phía đông và phía tây của Ukraine", một chuyên gia quân sự phương Tây cho biết vào cuối tháng 2 khi Kyiv cảnh báo Nga tấn công.

Tuy nhiên, phía Ukraine cho biết quân đội Nga đã gặp nhiều trở ngại ở mặt trận phía bắc và đang tập trung vào Donbas, miền Đông Ukraine.

Trong khi đó, Điện Kremlin tuyên bố chuyển mục tiêu, tập trung “giải phóng” miền Đông Ukraine, Washington. Giới chức Nga cho biết mục tiêu họ là đạt được hòa bình ở khu vực Donbas bị tàn phá do giao tranh trong suốt nhiều năm, chứ không phải chiếm đoạt các vùng đất của Ukraine, theo TASS.

"Ranh giới"

“Trước đó có lẽ đã có cuộc thảo luận về việc các đơn vị Nga tiến công Dnipro để cố gắng bao vây nơi này và làm bàn đạp tiến về phía tây”, nhà phân tích Andrew Lohsen tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CISI) ở Washington nói. “Nhưng giờ đây, khu vực này giống một ranh giới phòng thủ, nơi Nga củng cố những gì giành được”.

Để tiếp tục giành các thành phố Zaporizhzhia và Dnipro trên sông Dnipro, nơi có dân số trước khi xảy ra giao tranh lần lượt là 800.000 và một triệu người, Nga sẽ đối mặt nhiều thách thức, ông nói.

Ông Lohsen cho biết với một phương án dễ dàng hơn, các lực lượng Nga cũng có thể phá hủy những nơi này như thành phố cảng phía nam Mariupol. Tuy nhiên, Zaporizhzhia có một trong 6 đập thủy điện trên sông, và việc phá hủy sẽ gây ra hậu quả thảm khốc do nhà máy điện hạt nhân Energodar nằm cách đó hàng chục km ở hạ lưu.

Nga gap kho tai con song chien luoc o Ukraine anh 3

Một nhà máy sản xuất giày ở Dnipro, Ukraine hứng chịu cuộc không kích vào ngày 11/3. Ảnh: Al Jazeera.

Anatoliy Kovalyov, hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc gia Odessa (Ukraine), cho biết Dnipro là một "cứu cánh" cho Ukraine và cung cấp 10% tổng sản lượng điện cho đất nước.

30 cây cầu trên sông là "huyết mạch" nối liền miền Đông - nơi giàu tài nguyên - với miền Tây Ukraine, nơi chúng trải qua quy trình xử lý để đưa vào sử dụng.

"Toàn bộ nền kinh tế Ukraine phụ thuộc vào giao thông vận tải" giữa hai bờ sông, Kovalyov nói.

"Nhiệm vụ quan trọng nhất" đối với các lực lượng Ukraine lúc này là "bảo vệ các cây cầu", nơi sẽ đảm bảo duy trì một "quốc gia vững chắc và thống nhất", ông nhấn mạnh.

Nga tung video trực thăng Ka-52 bắn tên lửa tấn công mục tiêu Ukraine Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/5 công bố video trực thăng tấn công Ka-52 tác chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, địa điểm ghi hình của video chưa thể được kiểm chứng.

Ukraine nói Nga đánh sập cầu để ngăn chặn cuộc phản công

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga đã cho nổ tung các cây cầu để cản trở một cuộc phản công của Ukraine ở phía đông bắc.

Toan tính của Nga khi tấn công vào tuyến hậu cần Ukraine

Các cuộc tập kích của Nga vào hạ tầng quốc phòng và các tuyến đường tiếp tế vũ khí của Ukraine được cho là để chiếm ưu thế trong kịch bản chiến sự kéo dài.

Minh An

Bạn có thể quan tâm