Cuộc đua nhà chọc trời giữa các đô thị vươn tới tầm cao mới
Thứ bảy, 29/4/2017 19:39 (GMT+7)
19:39 29/4/2017
Bảng xếp hạng tòa nhà cao nhất thế giới tiếp tục biến động khi các tòa nhà chọc trời nối tiếp nhau mọc lên theo tốc độ phát triển nhanh chóng của các đô thị lớn.
Burj Khalifa, Dubai, Các tiểu vương quốc Arab: Được hoàn thành vào năm 2011, đây hiện là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 828 m. Ảnh: Istock.
Tháp Đồng hồ Khách sạn Hoàng gia Mecca, Mecca, Saudi Arabia: Nằm gần Đại Thánh đường Hồi giáo ở Thánh địa Mecca, công trình phức hợp này là một phần trong chương trình quyên góp trị giá 15 tỷ USD của Vua Abdulaziz nhằm hiện đại hóa Mecca và tạo chỗ ở cho số lượng những người hành hương đang tăng lên. Ảnh: AFP/Getty.
Số 1 Đại lộ Vanderbilt, New York, Mỹ: Đây là tòa tháp chọc trời mới được khởi công xây dựng ở Thành phố New York vào ngày 24/4. Với chiều cao 427 m theo thiết kế, dự kiến sau khi hoàn thiện, đây sẽ là tòa nhà cao thứ 2 ở New York sau Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: SL Green Realty Corp.
Tháp Sky Mile, Tokyo, Nhật Bản: Tokyo mới tiết lộ dự án xây dựng tòa tháp cao 1 dặm vào tháng 2. Chiều cao theo thiết kế của công trình này là 1.600 m. Nếu được chấp thuận xây dựng, Tháp Sky Mile sẽ cao gấp đôi tháp cao nhất thế giới hiện nay ở Dubai. Ảnh: Koh Pefersen.
Đài Bắc 101, Đài Loan, Trung Quốc: Đây là tòa nhà chọc trời đầu tiên vượt qua mốc 0,5 km, tòa nhà cao nhất thế giới từ tháng 3/2004 đến tháng 3/2010 và là một trong những tòa nhà "xanh" nhất đạt chứng nhận bạch kim theo thang đánh giá mức độ thân thiện với môi trường năm 2011 của LEED. Được thiết kế để chịu được bão, động đất và sức gió 216 km/h, Đài Bắc 101 sử dụng khối cầu giảm chấn có khối lượng 660 tấn, được đặt ở khoảng tầng 92, có thể lắc lư để cân đối chuyển động của tòa nhà. Ảnh: Taiwan Tourism.
Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc: Tòa nhà cao thứ 3 Thượng Hải này được xây dựng trong 11 năm và được gọi là "Cái mở chai". Công trình nhận được nhiều lời khen ngợi và đáp ứng nhu cầu của các cư dân cao cấp sau khi hoàn thiện vào năm 2008. Ảnh: Getty.
Trung tâm Thương mại Quốc tế, Hong Kong, Trung Quốc: Tòa nhà cao nhất Hong Kong này có 108 tầng. Tuy nhiên, do người Hong Kong kỵ số 4, một số tầng đã được đánh số nhảy cách và tòa nhà được công bố với số tầng là 118. Ảnh: AFP/Getty.
Tháp Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc: Hoàn thành vào năm 2015, tòa tháp đã vượt qua Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải và Tháp Kim Mậu ở quận Phố Đông để trở thành tòa nhà cao nhất châu Á. Tòa tháp cao 632 m, gồm 128 tầng, có chi phí xây dựng ước tính 2,4 tỷ USD và là tòa nhà cao thứ 2 thế giới. Ảnh: Gensler.
Petronas Tower 1 và 2, Kuala Lumpur, Malaysia: Hai tòa tháp cao thứ 8 thế giới này đồng thời vẫn là tòa tháp đôi cao nhất thế giới. Được hoàn thành vào năm 1996 và khánh thành vào năm 1999, đây là nơi diễn ra một số pha mạo hiểm dựng tóc gáy. Felix Baumgartner lập kỷ lục thế giới môn nhảy dù từ cao ốc (BASE jump) tại đây vào năm 1999. Năm 2009, Alain Robert, người được mệnh danh là "Người Nhện", đã leo tự do lên nóc của Tòa tháp 2 trong 2 giờ mà không cần thiết bị bảo vệ. Ảnh: Bloomberg.
Tháp Thế giới Lotte, Seoul, Hàn Quốc: Được hoàn thành vào tháng 3/2016, đây là tòa nhà chọc trời siêu cao đầu tiên của Seoul và hiện là tòa nhà cao thứ 6 thế giới với chiều cao 556 m. Ảnh: The Spaces.
Tòa nhà Lotte World Tower, công trình kiến trúc cao thứ 6 thế giới, hôm nay chính thức khai trương. Du khách được cho là có thể thấy Triều Tiên từ đỉnh tòa tháp sang trọng này.