Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cuộc đua chinh phục vũ trụ nóng lên

Số lượng vệ tinh đang hoạt động đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua. Điều đó khiến cuộc đua chinh phục vũ trụ ngày càng nóng và khốc liệt hơn.

Cuoc dua chinh phuc vu tru,  Khong gian,  Tau vu tru anh 1

Trong vài năm gần đây, lĩnh vực hàng không vũ trụ đang có nhiều sự đột phá, khiến mối liên kết giữa con người và vũ trụ càng trở nên gần gũi hơn. Tất nhiên, các thay đổi này luôn đi kèm với hiệu quả.

Theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell, công tác tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (CFA), hiện có hơn 5.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo tính đến cuối năm 2021. Con số này gấp tới 5 lần so với cách đây hơn 10 năm.

Trong đó, chỉ riêng công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã phóng khoảng 2.000 vệ tinh Starlink trong vài năm gần đây. Nếu các công ty như Amazon, Boeing và cả Trung Quốc đều tham gia kế hoạch chinh phục vũ trụ đầy tham vọng, các nhà khoa học dự đoán Trái Đất sẽ có thêm khoảng 30.000 vệ tinh trong 10 năm tới.

Cuộc đua đang ngày càng nhanh và nguy hiểm hơn

Trong năm 2022, chúng ta có thể mong đợi SpaceX và OneWeb ít nhất sẽ tiếp tục phóng thêm hàng trăm vệ tinh nhằm mở rộng băng thông Internet. Ngoài ra, một ông lớn khác là Amazon cũng có kế hoạch triển khai thêm vệ tinh và đẩy mạnh bộ định tuyến băng thông rộng thuộc dự án Kuiper của mình.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lo ngại nhiều vệ tinh trong quỹ đạo có khiến chúng xảy ra va chạm với nhau. Vào năm 2019, một tàu vũ trụ của châu Âu đã phải thực hiện động tác chuyển hướng để tránh bị va vào vệ tinh Starlink của SpaceX. Trong phản hồi sau đó, SpaceX cho biết một lỗi trong hệ thống giao tiếp đã vô tình để dẫn đến sự cố đó.

Cuoc dua chinh phuc vu tru,  Khong gian,  Tau vu tru anh 2

Vệ tinh Starlink của Elon Musk nhiều lần bị tố gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ khác. Ảnh: The Times.

Hugh Lewis, người đứng đầu nhóm nghiên cứu du hành vũ trụ tại Đại học Southampton, giải thích rằng việc quản lý Starlink thực sự rất phức tạp. Thậm chí, nó liên quan đến lực lượng vũ trụ của Mỹ và cả hệ thống chỉ dẫn LeoLabs. Về cơ bản, vệ tinh của SpaceX chỉ là một phần nhỏ trong các dự án chinh phục vũ trụ mà Mỹ đang triển khai.

Điểm mấu chốt phải đến từ trách nghiệm của SpaceX. Họ phải cố gắng duy trì một môi trường an toàn cho các vệ tinh khác bay qua.

Hugh Lewis, trưởng nhóm nghiên cứu du hành vũ trụ, Đại học Southampton

“Điểm mấu chốt phải đến từ trách nghiệm của SpaceX. Họ phải cố gắng duy trì một môi trường an toàn cho các vệ tinh khác bay qua. Thậm chí, các quyết định của SpaceX để quản lý Starlink có tác động lớn hơn nhiều so với dự đoán của chúng ta khi họ đã được sự chấp thuận bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ”, Hugh Lewis cho biết.

Tất nhiên, với số lượng vệ tinh và tàu vũ trụ ngày càng lớn, các công ty trong lĩnh vực sẽ rất khó để duy trì được sự an toàn và cân bằng. Do đó, cuộc chiến chinh phục không gian được dự đoán sẽ ngày càng nóng và quyết liệt hơn trong năm nay.

Sứ mệnh đưa du khách và hàng hóa vào không gian

Mặc dù các kế hoạch cho sứ mệnh này chưa rõ ràng, số lượng người đã được tận hưởng niềm vui trong việc du hành không gian đã đạt đến một cấp độ mới vào năm 2021. Hiển nhiên, điều đó sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong năm nay.

Các công ty như Blue Origin, SpaceX và Virgin Galactic đều đã đưa những khách hàng đầu tiên của mình vào không gian trong năm qua. Ngoài ra, các chuyến đi này còn nhằm mục đích tăng cường hoạt động kinh doanh của họ trong những tháng tới. Trước đó, Blue Origin và Virgin Galactic đã thực hiện các chuyến du lịch đến rìa không gian để cho du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh về Trái Đất.

Xa hơn, Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đang có kế hoạch nghiên cứu một tên lửa cỡ lớn có khả năng vận chuyển người và hàng hóa lên quỹ đạo.

Cuoc dua chinh phuc vu tru,  Khong gian,  Tau vu tru anh 3

Tỷ phú Jeff Bezos tham vọng đưa nhiều khách hàng hơn vào không gian. Ảnh: Ars Technica.

Mới nhất, tàu Starship được Elon Musk giới thiệu như một phương tiện có thể đưa du khách lên Mặt Trăng và Hỏa tinh. Ngay từ lần đầu tiên giới thiệu Starship (trước đây được gọi là BFR), Musk đã đưa ra ý tưởng rằng nó có thể phóng từ nhiều sân bay vũ trụ khác nhau trên các khu vực khác nhau của Trái Đất.

Tất nhiên, tầm nhìn của vị tỷ phú này đòi hỏi phải xây dựng thêm nhiều sân bay vũ trụ, phi thuyền và cả các vấn đề liên quan đến hậu cần. Tuy vậy, chúng ta sẽ sớm được thấy các cuộc thử nghiệm đầu tiên về một chuyến bay như Starship, nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào đầu năm nay.

Trong năm 2021, các chuyến bay thương mại vào không gian đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các phương tiện truyền thông. Tùy thuộc vào diễn biến của năm 2022, chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng phát triển thần tốc của các dự án này.

Tương lai vũ trụ sẽ đầy đủ tiện nghi như Trái Đất

Du hành trong không gian và ngắm nhìn Trái Đất qua tàu vũ trụ đã là chuyện không còn lạ lẫm. Tuy nhiên, liệu con người có thể đem cả nền công nghiệp hiện đại vào không gian hay không?

Thực chất, những ý tưởng này đã được lên kế hoạch rất chi tiết. Khái niệm về các khu nghỉ dưỡng quay quanh quỹ đạo, các khu vườn và thậm chí toàn bộ thành phố với lực hấp dẫn nhân tạo là một yếu tố khoa học hoàn toàn khả thi.

Ngoài ra, người sáng lập Amazon và Blue Origin, tỷ phú Jeff Bezos có tham vọng chuyển dịch tất cả ngành công nghiệp gây ô nhiễm và cả các hoạt động có tính bí mật khác vào không gian, qua đó bảo vệ môi trường trên Trái Đất.

Cũng giống như tầm nhìn của Elon Musk về Hỏa tinh, công tác hậu cần để đạt được kế hoạch của Bezos về việc vẫn chưa được trình bày cụ thể. Tuy nhiên, vị tỷ phú được cho đã sẵn sàng chế tạo tên lửa để đưa mọi thứ vào quỹ đạo.

Cuoc dua chinh phuc vu tru,  Khong gian,  Tau vu tru anh 4

Hàng nghìn mảnh vỡ từ tàu vũ trụ là minh chứng rõ nhất cho sự nóng hơn của cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: BBC.

Trong khi đó, một số kế hoạch phóng các trạm vũ trụ thương mại mới, quy mô nhỏ hơn các trạm vũ trụ quốc tế đang được NASA chuẩn bị rất cẩn thận.

Tuy vậy, theo ông Moriba Jah, Giáo sư kỹ thuật hàng không tại Đại học Texas và cựu điều hướng viên của NASA, chúng ta nên coi không gian gần Trái Đất như một hệ sinh thái bổ sung. Nó cũng cần được bảo vệ bằng các biện pháp giống như con người đang làm với đất, nước và không khí.

Nguồn tài nguyên hữu hạn đó đang được sử dụng mà không có bất kỳ sự điều phối, kế hoạch chi tiết

Moriba Jah, Giáo sư kỹ thuật hàng không tại Đại học Texas

“Mọi người có thể coi không gian bên ngoài vũ trụ là vô tận. Tuy nhiên, khu vực gần Trái Đất thì có giới hạn. Nguồn tài nguyên hữu hạn đó đang được sử dụng mà không có bất kỳ sự điều phối, kế hoạch chi tiết nào. Nó cần được bảo vệ như con người đang làm với môi trường trên Trái Đất”, Moriba Jah nói với Cnet.

Jah cũng trích dẫn thêm ví dụ và rủi ro từ các mảnh vỡ từ tàu vũ trụ. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đối với các phi hành gia và những người du hành vũ trụ trong tương lai, mà còn đối với con người trên Trái Đất.

Các vệ tinh đang hoạt động có chức năng cung cấp Internet, mạng viễn thông để giúp chúng ta kết nối toàn cầu. Một khi xảy ra vấn đề với các vệ tinh này, ví dụ như va chạm với mảnh vỡ trong không gian, hệ thống mạng trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Trong 2 năm qua, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã phải thực hiện ít nhất một lần di chuyển để tránh va phải rác không gian. Vụ gần đây nhất xảy ra vào tháng 11/2021 khi một vụ thử tên lửa của Nga đã tạo ra hàng trăm mảnh vụn bay quanh quỹ đạo Trái Đất. Việc này đã buộc các phi hành gia phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp an toàn.

Trong tương lai, Giáo sư Moriba Jah hy vọng rằng các quốc gia có thể xây dựng một hệ thống liên kết để giữ an toàn cho môi trường gần quỹ đạo Trái Đất. Nó là một vấn đề cấp bách, tương tự như các câu chuyện về bảo vệ môi trường.

Mất suất lên vũ trụ vì thừa cân

Dù trúng một suất du hành vũ trụ trên con tàu SpaceX, chàng trai đã phải nhường cơ hội vì nặng quá quy định.

Minh Hoàng

Theo Cnet

Bạn có thể quan tâm