Cuộc đời Nhật hoàng thay đổi nhiều nguyên tắc Hoàng gia
Thứ hai, 8/8/2016 19:23 (GMT+7)
19:23 8/8/2016
Akihito là Nhật hoàng từng đi ngược lại nhiều nguyên tắc của Hoàng gia nhưng ông vẫn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Nhật Bản và luôn được dân chúng kính mến.
Nhật hoàng Akihito sinh ngày 23/12/1933, là con trai của Thiên hoàng Hirohito
và Hoàng hậu Nagako. Ông chính thức thừa kế ngai vàng vào năm 1989 sau khi cha ông qua đời, lấy hiệu là Heisei. Ông hiện là vị hoàng đế tại vị lâu thứ 21 trên thế giới. Ảnh: Getty
Thái tử Akihito chụp cùng một số bạn học ở trường học Hoàng gia Gakushuin ở Tokyo khoảng năm 1938. Đây là ngôi trường danh giá chỉ dành riêng cho con em dòng dõi Hoàng gia hoặc quý tộc. Ảnh: Getty
Ông Akihito trong giờ tự học ở cung điện Hoàng gia năm 1952. Ông chưa nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học nào cho dù từng theo học tại Đại học Gakushuin. Ảnh: Getty
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đứng cạnh Thái tử Akihito nhân dịp ông sang tới London dự lễ đăng quang của bà năm 1953. Ảnh: Getty
Nhật hoàng Akihito là người đã nỗ lực để khiến dân chúng cảm nhận đời sống hoàng gia gần gũi với công chúng nhiều hơn. Ông đã làm đám cưới với một thường dân, bà Michiko Shoda, vào năm 1959.
Đây được coi là một trong những hành động trái với truyền thống của Hoàng gia. Ảnh: Getty
Nhật hoàng Akihito là người kế thừa thứ 125 của triều đại Ngai vàng Hoa cúc -triều đại quân chủ có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Sở dĩ có tên gọi Ngai vàng Hoa cúc vì người Nhật ví hoa cúc như mặt trời cũng như hình ảnh mặt trời chiếu sáng là biểu tượng của Hoàng gia. Ảnh: Kyodo.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫy chàongười dân địa phương khi đi dạo trên bờ biển gần Khu biệt thự Hoàng gia Hayama, thuộc tỉnh Miura, gần Tokyo. Ông trị vì
trong giai đoạn đất nước Nhật Bản có nhiều thay đổi như kinh tế Nhật Bản khủng hoảng do vỡ "bong bóng bất động sản" từ những năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản đạt kỷ lục vào năm 2009... Ảnh: Reuters
Năm 2011, vợ chồng Nhật hoàng tiếp tục khiến dân chúng ngưỡng mộ khi đích thân đến thăm nhiều tỉnh của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi sóng thần và động đất tàn phá. Ảnh: Reuters.
Trong lịch sử, Nhật hoàng được coi như thiên tử (con trời). Sau chiến tranh thế giới II, Nhật hoàng được xem như một biểu tượng quốc gia của Nhật Bản và ông thường xuyên tiếp đón các vị khách nước ngoài. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton mở quốc yến đón Nhật hoàng Akihito tại Nhà Trắng vào tháng 6/1994. Ảnh: Getty
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Hoàng gia ngày 14/11/2009 nhân chuyến thăm của ông Obama tới Nhật. Ảnh: Getty
Nhật hoàng từng bày tỏ niềm ân hận vì những hành động do phát xít Nhật gây ra nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cũng kịch liệt phản đối việc Trung Quốc yêu cầu Nhật hoàng phải xin lỗi vì lý do này. Ảnh: Getty.
Ảnh chụp trang nhất của một tờ báo Nhật đăng tải thông tin về khả năng thoái vị của Nhật hoàng. Thông tin Nhật hoàng Akihito có thể thoái vị, điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản, đã khiến phần lớn người dân nước này ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò, đa số người dân ủng hộ Nhật hoàng thoái vị vì lý do sức khỏe. Ảnh: AFP.
Trước tình hình sức khỏe ngày một giảm dần, ông bày tỏ mong muốn chuyển giao nhiệm vụ của Nhật hoàng cho người trong dòng tộc. Ảnh: AFP.
Người kế nhiệm ông Akihito là người con trai cả - Thái tử Naruhito, người đứng phía bên trái ông trong bức ảnh chụp từ ban công cung điện Hoàng gia. Ảnh: AP
Nhật hoàng Akihito hôm nay xuất hiện trong video và nói với người dân rằng ông lo ngại sẽ khó hoàn thành trách nhiệm của một hoàng đế bởi lý do tuổi tác.
Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản ngày 9/5 thông báo sẽ cắt giảm nhiệm vụ chính thức cho nhà vua và hoàng hậu bằng cách giảm số lượng cuộc gặp với quan khách từ tháng 3/2017.