Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đấu của những hooligan ở Euro 2016

Khi xô xát với những cổ động viên nước ngoài tại giải Euro 2016, những cổ động viên quá khích Nga tỏ ra tự hào trong khi một số người khác cảm thấy các cuộc đụng độ là bình thường.

Một nhóm cổ động viên tại trận đấu giữa tuyển Nga - Anh ngày 11/6. Ảnh: Reuters

Cuộc đối đầu giữa đội Anh - Nga trong đêm khai mạc Euro 2016 vừa qua là một trong những trận đấu được trông đợi nhất. Tuy nhiên, một yếu tố khác khiến dư luận quan tâm là những vụ đụng độ giữa người hâm mộ của 2 nước. Chúng xảy ra từ trước khi trận đấu bắt đầu và tiếp diễn sau khi kết thúc bằng tỷ số hòa.

Cảnh sát Pháp cho biết, hơn 150 cổ động viên Nga đã tham gia những vụ ẩu đả ở thành phố Marseille. Trưởng công tố Marseille thậm chí nêu rõ rằng một số thành phần đã chuẩn bị để tham gia đánh nhau, theo Reuters.

Ganh đua ngôi nhất

"Các cổ động viên Nga ở Marseille chính là bản sao của chính sách đối ngoại Nga. Có thể chúng tôi không đoạt cúp vô địch nhưng ít nhất chúng tôi đã xuất hiện hùng dũng, đánh gục một số người, và buộc cả thế giới phải nói đến chúng tôi", giáo sư Sergei Medvedev làm việc tại Trường Cao học Kinh tế Moscow, viết trên trang mạng xã hội của ông sau vụ ẩu đả giữa người hâm mộ Nga - Anh tại Marseille.

Không như những cổ động viên Anh có thể chịu lệnh cấm đi lại nếu có hành vi bạo lực, những ultra Nga được tự do đến bất kỳ nơi nào tại châu Âu, nếu đủ kinh phí và được cấp thị thực Schengen. Ultra Nga là từ để chỉ những người hừng hực chủ nghĩa dân tộc được hun đúc từ sau khi Cộng hòa Crimea sáp nhập trở về Nga vào năm 2014, cũng như rêu rao rằng phương Tây chính là kẻ thù số 1 của họ.

Sau vụ đụng độ ở Marseille, nhiều ultra Nga chia sẻ trên mạng xã hội những hình ảnh bôi nhọ quốc kỳ Anh như khoe chiến tích. "Hãy nhớ lời này của tôi. Đây là câu trả lời của chúng tôi về những sự trừng phạt của các người và can thiệp vào tình hình nội bộ ở Ukraine", Valentine Polyakov, người dân ở Rostov-on-Don, bình luận trong một bài báo trên Komsomolskaya Pravda.

co dong vien Nga ay da o Euro 2016 anh 1
Cổ động viên Nga tràn sang khán đài của người hâm mộ Anh tại sân Velodrome tại Marseille để gây rối. Ảnh: Reuters

"Truyền thống quá khích"

Theo Reuters, tính hung hăng, bạo lực của các cổ động viên Nga đã hình thành từ lâu, thông qua một hệ thống có tổ chức gồm những câu lạc bộ ở Moscow và St. Petersburg. Họ tham gia những tổ chức tương tự như các nhóm hooligan Anh trong "giai đoạn hoàng kim" hồi thập niên 1970.

Những thành phần này xăm mình các khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc, một số người tham gia những nhóm cánh hữu cực đoan da trắng. Trong một số trận đấu ở Nga, họ thậm chí còn giương cờ của Đức Quốc xã.

Những "thành tích" bạo lực của Nga từng gây chấn động thế giới như hồi năm 2002, sau khi đội Nga để thua trận trước tuyển Nhật Bản. Khi đó, hàng trăm cổ động viên giận dữ của Nga tham gia vào một vụ bạo lực ở Moscow khiến 2 người thiệt mạng, đốt phá nhiều xe cộ và các tài sản khác.

Cổ động viên Nga cũng nổi loạn bên ngoài Điện Kremlin hồi năm 2010, sau khi một người hâm mộ đội Spartak Moscow bị bắn chết trong cuộc ẩu đả với nhóm người từ vùng Bắc Caucasus. Chính quyền buộc phải triển khai cảnh sát để trấn áp.

Hai năm sau, rắc rối tiếp tục bùng phát ở Euro 2012 diễn ra tại Ba Lan và Ukraine, khi một nhóm cổ động viên Nga đụng độ với cổ động viên Ba Lan, đồng thời xúc phạm một cầu thủ da màu.

co dong vien Nga ay da o Euro 2016 anh 2
Cổ động viên Nga - Ba Lan đánh nhau tại Euro 2012. Ảnh: Reuters

Hooligan hay chuyện bình thường

Dù chính phủ Nga cấm những hành vi bạo lực ở các sân vận động trong nước, hiếm khi một quan chức cấp cao thẳng thắn đề cập vấn đề này.

Bên cạnh đó, các cuộc ẩu đả liên quan đến cổ động viên Nga thậm chí được một số chính khách nước này hoan nghênh, xem đây là hành động mở rộng sự ảnh hưởng của Nga đối với thế giới ở những phương diện khác nhau.

Guardian cho biết, Maxin Motin, ủy viên hội đồng thành phố Moscow và đang ở Marseille để cổ vũ đội tuyển Nga, khẳng định "không có hành vi phạm pháp hoặc hành vi không thể chấp nhận nào" trong cách hành xử của người hâm mộ Nga. Ông đổ lỗi cho khâu tổ chức yếu kém ở sân vận động".

Trong khi đó, Igor Lebedev, phó chủ tịch Hạ viện Nga và là thành viên ủy ban điều hành Liên đoàn Bóng đá Nga, viết trên trang cá nhân vào ngày 13/6 rằng: "Tôi không thấy rủi ro xấu nào từ việc người hâm mộ ẩu đả với nhau (ở Marseille). Tôi không hiểu vì sao có những chính khách chỉ trích công dân chúng tôi. Chúng ta cần bảo vệ họ. Những người đàn ông Nga đã chứng tỏ bản lĩnh, hãy cứ thế phát huy".

Vladimir Markin, một quan chức Ủy ban Điều tra Nga, thì chế giễu thông tin của công tố viên Pháp nghi ngờ một số cổ động viên được huấn luyện để đánh nhau. "Họ có thể đã ngạc nhiên khi chứng kiến một người đàn ông mạnh mẽ thực thụ. Trước đây họ đã quen nhìn những người yếu đuối".

Hỗn chiến kinh hoàng giữa cổ động viên Anh, Nga Trong vụ xô xát giữa cổ động viên Anh và Nga ngày 11/6 ở Marseille, một người hâm mộ của xứ sở sương mù bị nhiều ultra Nga lao vào đấm, đá. Nạn nhân sau đó bất tỉnh trên đường.

'Cuộc chiến thành Marseille' của cổ động viên Anh, Nga

Hàng chục người bị thương trong những vụ ẩu đả giữa người hâm mộ của tuyển Anh và Nga diễn ra từ trước trận đấu cho đến sau khi 2 đội có kết quả hòa vào đêm 11/6.

Nga bị phạt 150.000 euro, sẽ bị loại nếu bạo loạn tái diễn

UEFA tuyên bố phạt tiền liên đoàn bóng đá Nga và cảnh báo đội tuyển nước này sẽ bị loại khỏi Euro 2016 nếu tiếp tục xảy ra đụng độ giữa các cổ động viên quá khích.



Minh Anh

Bạn có thể quan tâm