Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Cuộc chiến tăng chiều cao 'không có cơ hội làm lại' của người Hàn

Quan trọng như tấm bằng đại học, các bậc cha mẹ Hàn Quốc coi chiều cao là nỗi ám ảnh, gắn liền với tương lai, thành công của con cái mình.

Nguoi Viet lun thu tu the gioi anh 1

Cuộc chiến tăng chiều cao 'không có cơ hội làm lại' của người Hàn

Quan trọng như tấm bằng đại học, các bậc cha mẹ Hàn Quốc coi chiều cao là nỗi ám ảnh, gắn liền với tương lai, thành công của con cái mình.

Nguoi Viet lun thu tu the gioi anh 2

Nguoi Viet lun thu tu the gioi anh 3

Daniel Jong Schwekendiek

Chuyên gia xã hội học

Tiến sĩ Daniel Jong Schwekendiek là Giáo sư tại Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc). Ông là học giả với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về sức khỏe và tình trạng béo phì, từng hợp tác với nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Oxford (Anh) và Đại học California Berkeley (Mỹ). TS Schwekendiek là tác giả của nhiều tài liệu nghiên cứu về kinh tế, nhân khẩu học và lịch sử khoa học xã hội.

“Chiều cao đồng nghĩa với sức mạnh. Người nào cao hơn, người đó có lợi thế hơn. Những người thấp bé chỉ là kẻ thất bại”.

Phát biểu của sinh viên Lee Do-kyong (Seoul) trên sóng truyền hình Hàn Quốc từng thành chủ đề gây tranh cãi tại đất nước này vào năm 2009. Nhanh chóng, câu nói của Lee nhận vô vàn chỉ trích.

Cô buộc phải xin lỗi khán giả sau khi nhiều người gửi đơn kiện Lee tội phỉ báng. Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc sau đó khiển trách Đài truyền hình KBS vì không biên tập lại phát biểu có phần “vi phạm nhân quyền” này.

Ở Hàn Quốc, nếu bạn có vóc dáng cao lớn, bạn sẽ thay đổi được số phận của mình.

Vụ việc xảy ra cách đây một thập kỷ, nhưng phát biểu của Lee về chiều cao vẫn là câu chuyện xưa nhưng chưa bao giờ cũ tại xã hội Hàn Quốc.

“Cô ấy đơn giản chỉ nói ra suy nghĩ của tất cả người Hàn, chỉ là không ai dám nói một cách công khai như vậy. Sự thật là ở Hàn Quốc, nếu bạn có vóc dáng cao lớn, bạn sẽ thay đổi được số phận của mình”, ông Kim Sang Yoo, một bác sĩ có tiếng tại xứ kim chi, nói với New York Times.

Từ nghèo nhất thành cao nhất ở Đông Á

Trong quá khứ, người Hàn Quốc nổi tiếng với vóc dáng “thấp bé nhẹ cân”, chiều cao trung bình thuộc hàng thấp nhất châu Á.

Giai đoạn thế kỷ 16-18, chiều cao trung bình của đàn ông thuộc tầng lớp trung lưu ở xứ củ sâm chỉ rơi vào khoảng 1,66 m. Giữa thế kỷ 20, vào giai đoạn bị Nhật Bản chiếm đóng, chiều cao của người dân Hàn vẫn không có cải thiện gì đáng kể.

Tuy nhiên, hiện tại, câu chuyện đã lật sang một trang khác.

Năm 2016, Tổ chức Sức khỏe Risk Factor Collaboration (RISC) tiến hành khảo sát về sự cải thiện chiều cao của giới thanh niên tại các quốc gia trong vòng một thế kỷ, từ năm 1914-2014.

Kết quả cho thấy khu vực Đông Á chứng kiến sự tăng trưởng chiều cao vượt trội. Thanh niên ở độ tuổi trưởng thành tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều cao hơn so với thế hệ cùng tuổi ở thời điểm một thế kỷ trước. Trong đó, thanh thiếu niên ở Hàn Quốc có vóc dáng cao nhất Đông Á.

Từng chỉ có chiều cao khiêm tốn, giờ đây, số lượng người dân Hàn Quốc chạm đến ngưỡng chiều cao trung bình của châu Âu không hề hiếm.

Ngược lại, cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ lại đối mặt với tình trạng chiều cao của người dân giảm đi. Năm 1914, đàn ông và phụ nữ Mỹ lần lượt cao thứ 3 và thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, vị trí ấy đã tụt xuống thứ hạng 40 vào thế kỷ 21.

Đồng thời, các con số chỉ ra phụ nữ Hàn Quốc đứng đầu trong khoản cải thiện chiều cao. So với thế hệ trước, những cô gái Hàn đã cao hơn đến 20 cm, mức tăng vọt hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Nam giới 18 tuổi cũng cao lên đáng kể khi trong vòng 100 năm, chiều cao trung bình đã tăng thêm 16 cm, từ 1,59 m lên 1,75 m.

Từng chỉ có chiều cao khiêm tốn, giờ đây, số lượng người dân Hàn Quốc chạm đến ngưỡng chiều cao trung bình của châu Âu không hề hiếm. Minh chứng rõ ràng nhất là nhiều cầu thủ bóng đá Hàn Quốc đã đạt đến tiêu chuẩn chiều cao của châu Âu.

Tại World Cup 2018, đội tuyển Hàn Quốc đạt mức chiều cao trung bình 1,82m. Ngôi sao Son Heung-min cao 1,83 m, còn các cầu thủ thấp nhất cũng cao không dưới 1,7 m.

Đại diện đến từ xứ sở kim chi cao lớn hơn nhiều so với các cầu thủ đến từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. So với đội tuyển Nhật Bản, các cầu thủ Hàn Quốc còn cao hơn cầu thủ láng giềng trung bình tới 4 cm.

Giàu vẫn chưa đủ

Tăng trưởng chiều cao vượt trội ở Hàn Quốc có thể được coi là hiệu ứng tích cực xuất phát từ việc nền kinh tế nước này có bước nhảy vọt thần kỳ vào nửa sau của thế kỷ 20.

Hệ số tương quan (tính trên thang đo -1 đến +1) giữa chiều cao trung bình và thu nhập bình quân đầu người trên thế giới từ năm 1810-1989 là +0,64. Nói cách khác, tốc độ phát triển kinh tế của một nước tỷ lệ thuận với khả năng tăng cường vóc dáng, hình thể của người dân nước đó.

Vậy nên, không khó hiểu khi nền kinh tế Hàn Quốc chuyển mình thần tốc, chiều cao người dân nước này cũng thay đổi, cải thiện theo chiều hướng đi lên.

Mặt khác, không thể không kể đến nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong vấn đề phát triển chiều cao, dinh dưỡng.

Không khó hiểu khi nền kinh tế xứ kim chi chuyển mình thần tốc, chiều cao người dân Hàn Quốc cũng thay đổi, cải thiện theo chiều hướng đi lên.

Những năm 1970, chính phủ khởi xướng chương trình phát triển nông thôn mới (Saemaul Undong) với mục tiêu thúc đẩy chất lượng cuộc sống tại các miền quê Hàn Quốc.

Với trọng tâm là các chương trình nâng cao y tế, ý thức chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, chiều cao giữa người dân ở nông thôn và thành thị ở Hàn Quốc phát triển đồng đều và không mấy khác biệt.

Đây là điều mà Trung Quốc không làm được. Nước này cũng chứng kiến chiều cao trung bình tăng lên, nhưng có sự chênh lệch đáng kể lên tới 10 cm giữa các khu vực.

Chương trình bảo hiểm y tế được xây dựng rộng rãi trên toàn quốc với giá cả phải chăng. Chiều cao trở thành giá trị cốt lõi để thúc đẩy, với độ dài chân được chú trọng đặc biệt, thay vì độ dài lưng.

Chương trình sữa học đường được đẩy mạnh tại mọi trường học trên cả nước, nơi hầu hết trẻ em phải uống sữa mỗi ngày. Năm 1971, dịch vụ giao sữa và sữa chua uống tận nhà do các Ajumma (phụ nữ trung niên) chuyên chở với giá thành rẻ cũng được xúc tiến.

Tất cả nhằm mục tiêu giúp trẻ em tăng lượng hấp thụ canxi, yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của khung xương.

Bên cạnh việc bổ sung các sản phẩm phương Tây chứa protein cao như đường sữa, thịt, chế độ ăn uống của người Hàn vẫn duy trì các món ăn truyền thống như gạo, thực vật, đồ ít chất béo.

Phong cách ăn chia nhiều loại đồ ăn vào từng đĩa nhỏ cũng nhằm mục đích giúp khẩu phẩn dinh dưỡng được cân đối và đa dạng, phong phú.

Nhờ đó, trẻ em Hàn Quốc tạo được thói quen ăn uống đầy đủ các chất, không bị rơi vào tình trạng mất cân bằng trong quá trình trưởng thành.

"Thà giúp con cao thêm 10 cm còn hơn để lại cho chúng 1 tỷ won"

“Ớt càng nhỏ càng cay” từng là câu ngạn ngữ được nhiều người dân Hàn nhắc đến, với hàm ý đề cao, coi trọng những người có vóc dáng nhỏ bé mà thông minh, tài giỏi.

Song, mọi thứ giờ đã khác hoàn toàn, khi cả xã hội Hàn lao vào “cuộc chiến chiều cao”.

Hai từ “chiều cao” trở thành nỗi ám ảnh với đa số người dân Hàn Quốc. Quan trọng như tấm bằng đại học, các bậc cha mẹ nước này coi chiều cao gắn liền với tương lai, thành công của con cái mình.

“Khi mọi thần tượng xuất hiện trên tivi đều có vóc dáng cao ráo, đôi chân nuột nà, việc sở hữu đôi chân ngắn tũn trở thành vấn đề đáng lo ngại”, Park Ki-won, Giám đốc một trung tâm phát triển thể chất tại Seoul, nói với ABC News.

Trẻ em Hàn cũng đối mặt với “sức ép” tăng chiều cao ngay từ bé, lớn lên với suy nghĩ “nếu cao lớn thì sẽ cảm thấy tự hào, ngược lại thấp bé sẽ bị bạn bè chê cười”.

Các bậc cha mẹ Hàn Quốc không bao giờ muốn con em mình bị bỏ lại phía sau. Họ luôn lo sợ con mình sẽ không cao lớn như mong muốn, từ đó gặp trở ngại khi lập gia đình hay thậm chí còn bị kì thị khi đi làm.

Chang Young-hee, một bà mẹ cao chưa đến 1,5 m kể lại kinh nghiệm “đau thương”: Hai cô con gái đều tốt nghiệp đại học xuất sắc và có công việc ổn định. Nhưng đến tuổi cập kê, những người mai mối thẳng thắn nói vóc dáng nhỏ bé, chiều cao khiêm tốn của cả hai là một bất lợi lớn.

“Nó như một cú giáng vào đầu người làm mẹ như tôi. Tôi đã ngộ ra một bài học: Nếu kết quả học tập bị tụt lại, bạn còn có thể bắt kịp sau này. Nhưng nếu bỏ lỡ thời gian dậy thì để cải thiện ngoại hình, bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm lại”, người mẹ đúc kết.

Trẻ em Hàn cũng đối mặt với “sức ép” tăng chiều cao ngay từ bé. Chúng lớn lên với suy nghĩ “nếu cao lớn thì sẽ cảm thấy tự hào, ngược lại thấp bé sẽ bị bạn bè chê cười”.

Vì quãng thời gian phát triển của trẻ nhỏ chỉ có hạn, các bậc phụ huynh luôn sẵn sàng chi số tiền lớn nhằm khiến con cái cao hết mức có thể.

Các trung tâm y tế, phòng khám ở Hàn Quốc mọc lên với tốc độ chóng mặt. Tại đây, trẻ em trải qua các bước chụp X-quang, xét nghiệm máu và phân tích mẫu tóc để bác sĩ dự đoán chính xác chiều cao và giúp cải thiện vóc dáng.

Tất nhiên, chi phí trả cho các dịch vụ này không hề rẻ.

Thời điểm cách đây một thập kỉ, các chương trình tiêm hormone tăng trưởng trong vòng 6 tháng đã có giá lên đến 2.500 USD. Nếu điều trị thêm phương pháp hỗ trợ bằng thảo dược, số tiền mà các phụ huynh ở Hàn Quốc phải bỏ ra lên tới 21.000 USD.

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi biết được lối nghĩ này đã ăn sâu vào nhận thức của hầu hết phụ huynh xứ củ sâm: “Cha mẹ thà làm mọi cách để giúp con cái cao thêm 10 cm còn hơn để lại cho chúng 1 tỷ won”.


Daniel Jong Schwekendiek

Illustration: Nhân Lê
Biên dịch: Song Thái

Bạn có thể quan tâm