Sự cạnh tranh thị phần giữa các công ty công nghệ lớn đang ngày càng tăng. Trong bài phát biểu tại hội nghị WWDC, Apple đã làm cả trên thế giới phải kinh ngạc khi đưa ra thách thức từ Microsoft đến Amazon, Google. Hãng này đã ra mắt nền tảng lưu trữ đám mây, cạnh tranh với Dropbox, Box, OneDrive và Google Drive. WhatsApp, Snapchat và BBM đối chọi với iMessage. Skype cho thức năng thoại hay Google để tìm kiếm cũng xuất hiện những ứng dụng cạnh tranh bên trong iOS.
Sức mạnh của các hệ điều hành
Một khác biệt quan trọng chia các thương hiệu thành hai loại: Công ty cung cấp hệ điều hành khắp thế giới và những hãng sử dụng nó. Các công ty với nền tảng độc quyền có xu hướng cung cấp một sản phẩm cụ thể. Họ thường xây dựng phần cứng, phần mềm và các nền tảng dựa trên những sản phẩm đó.
Apple với iOS 8 đang cạnh tranh với không chỉ các nền tảng, mà còn nhiều ứng dụng di động. |
Những tên tuổi lớn với hệ điều hành độc quyền bao gồm: Apple, Amazon, Microsoft và Google. Các hãng này đều cạnh tranh với nhau trên tất cả các mặt trận sản xuất, và làm cho thị trường ngày càng trở nên sôi động.
Công ty hệ điều hành độc quyền thường dành nhiều thời gian để xác định những tính năng họ cung cấp hơn là bận tâm về những gi mang tới từ nhà sản xuất khác. Đó như là chiến lược kinh doanh cho sự thành công của họ.
Luôn có một sự phản hồi các tính năng từ phía người tiêu dùng. Nếu các nhà phát triển cảm thấy thiếu đi sự sáng tạo trong thiết kế, họ sẽ chọn và xây dựng các hệ điều hành khác đồng thời kết hợp chúng với nhau để cho ra đời một tính năng mới với giá trị tốt hơn. Điều này là cơ sở cho các hệ điều hành mới được phát triển.
Các công ty với hệ điều hành độc quyền luôn muốn cho các nhà phát triển hướng về mình. Một trong những chiến lược kinh doanh yêu thích của họ tại hội nghị các nhà phát triển, là đưa ra những hỗ trợ và chào mời. Các tên tuổi như Box, Dropbox nếu muốn trở thành những hệ điều hành độc quyền trong tương lai cũng phải cạnh tranh và tìm những nhà đầu tư cho riêng mình.
Thúc đẩy phát triển hệ điều hành
Sự mở rộng trong sản xuất của Apple hầu như không gây quá nhiều kinh ngạc trong dư luận. Công ty đang triển khai xây dựng những hệ thống đa dạng hơn trong dịch vụ. Nếu một sản phẩm, hay thiết bị hoạt động trên hệ điều hành của Apple, thì họ chỉ muốn sở hữu nó độc quyền cho riêng mình.
Về lưu trữ điện toán đám mây. Google, Amazon, Microsoft và Apple đang hướng cho tất cả người dùng đến với xu thế mới này. Các hãng sử dụng chúng trên các sản phẩm theo cách riêng. Google với các sản phẩm trên web, Microsoft với hệ điều hành và các sản phẩm ứng dụng, Apple dùng nó để mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm hơn trong thiết bị.
Cạnh tranh thúc đẩy hệ điều hành sẽ dẫn tới cuộc chiến giữa các công ty. |
Dropbox và Box, đã được cấp giấy chứng nhận với nhiều hạng mục cụ thể trong thị trường dịch vụ. Họ luôn cạnh tranh với nhau trong từng sản phẩm. Bằng cách cung cấp các dịch vụ phù hợp để tạo ra sự khác biệt trong từng loại mặt hàng.
Cuộc chiến ở khắp mọi nơi
Hầu như sự cạnh tranh xuất hiện trên khắp các mặt trận và trên từng sản phẩm. Các tên tuổi như Google, Microsoft, Apple và Amazon luôn cạnh tranh với nhau trong tất cả các mặt hàng, từ việc sản xuất phần cứng, hệ điều hành, dịch vụ, và đến việc hỗ trợ phát triển các ứng dụng smartphone.
Amazon khởi điểm là một công ty bán sách. Sau đó, sự xuất hiện của Apple với iBook, Microsoft đầu tư vào Nook, và Google thông qua các ứng dụng Books trên Android. Amazon chuyển sang kinh doanh với âm nhạc thì Apple cũng đi cùng với iTunes, Microsoft với Xbox Music, và Google thông qua Google Play Music.
Nếu không cạnh tranh trên tất cả các mặt trận, thì đồng nghĩa với việc từ bỏ một phần thị trường của mình cho các đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ dẫn đến thất bại trong các dịch vụ khác.
Siri đang được cải tiến và mở rộng trong việc tìm kiếm với OS X Yosemite. Để chống lại Siri, Google có Google Now và Microsoft với Cortana.
Bên cạnh đó, bốn ông trùm trong ngành công nghệ Amazon, Apple, Google và Microsoft vẫn luôn có những thế mạnh và hướng đi riêng cho mình. Khi một công ty sở hữu hệ điều hành độc quyền cùng một cơ sở khách hàng đa dạng, đối thủ buộc sẽ phải trở nên nhạy bén hơn trong việc phát triển kinh doanh. Trong đó mỗi hãng phải làm tất cả mọi thứ để đảm bảo sự vững chắc nếu không muốn mất đi nguồn lợi nhuận vốn có của mình. Các dịch vụ đang ngày càng gắn liền với nhau, một vết nứt trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể trở thành điểm yếu cho đối thủ cạnh tranh khai thác.
Giả sử nếu Microsoft không có OneDrive được tích hợp trong Windows và Office, và nhường ứng dụng này cho một công ty khác có thể là Dropbox hoặc Box. Thì các công ty này sẽ kiểm soát các tập tin được lưu trữ, và chỉnh sửa theo ý của họ. Và kết quả là Microsoft sẽ mất tất cả doanh thu cho những công ty này.
Vinh quang của người cầm quyền
Các công ty với hệ điều hành độc quyền luôn gặp phải những thách thức và áp lực. Họ có lợi thế về nguồn lợi nhuận vô tận, tên tuổi và thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến. Do đó, buộc họ phải luôn giữ vững vị trí hàng đầu của mình bằng cách không ngừng sáng tạo cải tiến trong từng sản phẩm nếu không muốn bị đẩy lùi bởi các đối thủ cạnh tranh.
Facebook, cũng là một trong những công ty độc quyền với thương hiệu riêng, mua lại WhatsApp với mức giá làm chấn đông giới công nghệ. Họ làm vậy không chỉ để bảo vệ cơ sở khách hàng mà còn đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân, đồng thời cũng để ngăn chặn các cuộc tấn của các ông trùm công nghệ - Apple, Google, Amazon, và Microsoft.
Và khi đã sở hữu cho mình bước đi riêng, thì việc cũng cố xây dựng nó thêm vững chắc sẽ giúp tránh được việc các đối thủ cạnh tranh mua lại một lần nữa.
Việc sát nhập hay hợp nhất giữa các công ty phần cứng, phần mềm, và các doanh nghiệp liên doanh là điều dễ hiễu, bởi về cơ bản các công ty này không đủ nguồn vốn cũng như lợi nhuận để tham gia vào cuộc chiến độc quyền.
Nguyên nhân giá trị lợi nhuận của việc “lưu trữ đám mây” đang bị giảm sút liên quan đến sự cạnh tranh về giá cả. Nếu những ông trùm trong giới công nghệ thấy được sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh với tiềm năng đột phá trên thương trường. Có hai cách để quyết định sự tồn tại của công ty này, “hoặc họ sẽ mua lại công ty này hoặc loại bỏ vĩnh viễn công ty này ra khỏi cuộc chơi”, Alex Wilhelm một cây viết công nghệ của Techcrunch cho biết.
Một bài học được rút ra từ chính Dropbox, khi công ty này không quan tâm đến những lời đề nghị trở thành một phần của bốn ông trùm Microsoft, Apple, Amazon và Google. Sau đó, các công ty này đã tạo ra sản phẩm của riêng mình để cạnh tranh với Dropbox, buộc công ty này phải nhanh chóng cắt giảm giá thành các mặt hàng của họ để cạnh tranh.
Trong quá khứ, đã từng có nhiều công ty bị phá sản khi Microsoft xuất hiện và tham gia kinh doanh những mặt hàng tương tự. Microsoft đã từng là công ty với lợi thế về hệ điều hành độc quyền của mình nhưng bây giờ không còn nữa. Google xuất hiện với khối lượng các thiết bị Android. Apple cùng thiết kế và xây dựng trên một thương hiệu vững chắc. Và Amazon có một kênh bán hàng chuyên nghiệp cùng thị trường rộng khắp.
Một điểm thú vị khác giữa các công ty chính là sự bắt chước. OS X Yosemite của Apple là một hệ điều hành với giao diện đẹp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sản phẩm này có nhiều nét tương đồng với Windows Vista, 7 và 8 của Microsoft và phần tìm kiếm cũng như công cụ hỗ trợ lại giống với Google.
Để đứng vững trên thương trường, buộc các công ty tham chiến sẽ phải xây dựng và cải tiến các sản phẩm, đi kèm với những tính năng được tích hợp độc quyền trên các hệ điều hành của mình. Chứ không đơn thuần chỉ là sự bắt chước như trước đây.
Một làn sóng công nghệ mới đang được hình thành. Các công ty xuyên quốc gia, cùng các quy tắc mới sẽ xuất hiện. Họ muốn kiểm soát nguồn lợi nhuận tốt hơn thông qua số lượng lớn các sản phẩm được cung cấp trên thị trường.
Sự sát nhập của các công ty phần cứng, phần mềm, cùng các doanh nghiệp nhỏ lẽ giúp họ đứng vững và cạnh tranh với những ông trùm công nghệ. Buộc tất cả các công ty tham chiến phải nâng cao chất lượng sản phẩm để kéo người tiêu dùng về phía mình, và đảm bảo bình ổn cho nguồn lợi nhuận của mình.