Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc bầu cử quốc gia sẽ được định đoạt bởi kim cương và voi

Người dân quốc gia phía nam châu Phi sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 23/10 này, và kim cương cùng với những con voi là hai chủ đề có thể sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Theo BBC, đảng Dân chủ Botswana (BDP) cầm quyền đã chiến thắng mọi cuộc bầu cử kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1966, nhưng lần này có khả năng mọi thứ sẽ thay đổi vì 3 đảng đối lập đã kết hợp lại tạo thành một liên minh chính trị có tên UDC.

UDC cam kết tạo ra thêm 100.000 việc làm và với một đất nước có tới hơn 20% dân số thất nghiệp như Botswana, lời hứa này có vẻ như rất hấp dẫn.

Phó chủ tịch UDC, Dumelang Saleshando cho rằng liên minh của ông muốn thay đổi "một nền kinh tế đã bỏ rơi những công dân của nó".

"Nhìn vào ngành xây dựng, bạn sẽ thấy nó được thống trị bởi người Trung Quốc. Ngành bán lẻ cũng do người châu Á kiểm soát, chẳng có ngành nào mà người dân Botswana làm chủ, ngoại trừ lĩnh vực thông tin", ông Saleshando nói.

Botswana thường được coi là câu chuyện thành công của châu Phi vì nước này giành độc lập mà không phải trải qua giai đoạn bạo lực nào, và không giống như những nước láng giềng, kể từ đó đến nay cũng chưa từng có một cuộc nội chiến nào xảy ra ở đây.

Kim cuong va voi quyet dinh bau cu Botswana anh 1
Viên kim cương Lesedi La Rona với trọng lượng 1.111 carat là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy ở Botswana. Nó cũng là viên kim cương lớn thứ 3 trong lịch sử. Ảnh: AFP.

Một phần dẫn tới điều này đến từ kim cương, nguồn tài nguyên quý giá của Botswana. Quốc gia này xuất khẩu kim cương lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Nga, nhưng chất lượng kim cương của họ tốt hơn nhiều. Chính phủ cũng có một thỏa thuận khai thác chia sẻ lợi nhuận 50-50 với công ty đá quý De Beers, người khổng lồ trong ngành kim cương.

Thỏa thuận với De Beers mang lại 3,5 tỷ USD doanh thu cho chính phủ vào năm ngoái, và ngành khai thác kim cương cũng đóng góp tới 40% GDP của Botswana.

Số tiền này được sử dụng để xây đường sá, trường học và bệnh viện. Nhưng sau 50 năm, nhiều người cho rằng đất nước nên thu được nhiều hơn từ tài nguyên trời cho này.

Thỏa thuận với De Beers sẽ được gia hạn vào năm 2020, và nó trở thành một vấn đề cốt lõi trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Phe đối lập cho rằng việc thỏa thuận không được công bố sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng, thêm vào đó Botswana cần được hưởng lợi nhiều hơn.

"95% dân số của chúng tôi chưa từng nhìn tận mắt kim cương. Sự thật là kim cương của Botswana đã tạo ra những nghề nghiệp lương cao ở nước ngoài. Và chúng tôi vẫn mãi chỉ là kẻ đào bới", ông Saleshando cho biết.

Những quan ngại này là có cơ sở vì theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Botswana là một trong những nước có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.

Thêm một vấn đề nóng hổi nữa tại quốc gia này là câu chuyện về những con voi. Với dân số chỉ 2,3 triệu người, Botswana sở hữu đàn voi lớn nhất châu Phi với hơn 140.000 cá thể.

Kim cuong va voi quyet dinh bau cu Botswana anh 2
Nhiều con voi đã di cư từ những nước láng giềng tới Botswana vì chúng biết ở đây sẽ an toàn hơn. Ảnh: Getty.

Những chính phủ trước đây của đất nước đề cao việc bảo tồn voi với lệnh cấm săn bắt nghiêm ngặt. Điều này khiến cho đất nước trở thành khu bảo tồn voi tuyệt vời nhất châu Phi, voi là loài động vật thông minh và chúng được cho là đã di cư tới Botswana từ các nước lân cận. Cộng đồng quốc tế và các tổ chức bảo tồn đều đánh giá cao nỗ lực bảo vệ voi của Botswana.

Nhưng điều này cũng mang lại những bất lợi cho người dân. Trong nhiều năm qua, nhiều người ở đất nước này đã bị voi giẫm chết và mùa màng bị phá hoại. Tổng thống mới của đất nước là ông Mokgweetsi Masisi đã cho phép săn bắt voi trở lại với mục đích giải trí và quyết định này được nhiều người ủng hộ.

55 con voi chết đói ở Zimbabwe do hạn hán kỷ lục

Ít nhất 55 con voi tại công viên quốc gia Hwange lớn nhất Zimbabwe đã chết đói trong 2 tháng qua, hạn hán gay gắt khiến chúng không thể kiếm đủ thức ăn.



Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm