Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cúng Táo quân thế nào cho chuẩn?

Nhiều người dân thường thành kính sắm lễ tiễn các vị Táo về chầu Trời. Nhưng các bậc tu hành và nhiều nhà tâm linh cho rằng, cúng Táo quân không nhất thiết phải có nghi lễ rườm rà.

Theo truyền thuyết, nhà nào cũng có vị Thần Bếp coi sóc chuyện trong nhà. Thần Bếp có 3 vị Táo quân (3 ông đầu rau), hàng năm cứ 23 tháng Chạp lại lên chầu Trời tấu trình mọi việc trong nhà năm cũ.

Vì vậy dịp này người dân thường thành kính sắm lễ tiễn các vị Táo về chầu Trời. Nhưng các bậc tu hành và nhiều nhà tâm linh cho rằng, cúng Táo quân không nhất thiết phải có nghi lễ rườm rà.

Lê vật cúng ngày Táo quân.

Mỗi miền mỗi khác

Theo truyền thuyết, nhà nào cũng có ba vị thần bếp (gọi là Táo quân, vua Bếp) coi sóc phước đức, thiện ác của họ. Hàng năm cứ 23 tháng Chạp, Táo ông, Táo bà lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.

Ở miền Bắc người ta cúng con cá chép sống thả trong chậu nước, với mong ước cá chép hóa rồng đưa các Táo quân về chầu Trời.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Ở miền Nam chỉ cúng mũ, áo, đôi hia giấy.

Ngoài các lễ vật chính, tùy điều kiện mà làm thêm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để Táo Quân mang theo.

Lễ cúng Táo quân xưa thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng của các Táo. Nhà nào không có ban thờ Táo quân riêng sẽ thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên (theo tâm linh, ban thờ là “ăng ten” để giao tiếp giữa người trần với các thần linh). Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ, rồi bày mâm cỗ… Có nhà đặt một mâm cúng trong bếp, thêm một mâm khác cúng trên ban thờ.

Lễ cúng Táo quân theo dân gian thường là cỗ mặn. Còn ngày nay dân thích cúng chay, hay mặn tùy nấu.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa. Rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để chở các Táo lên chầu Trời.

Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công và bao sái ban thờ để 30 Tết Táo quân chầu Trời xong sẽ trở về.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, rồi tạ lễ, hóa vàng mã

Có giản lược được không?

Nhiều nhà tâm linh cho rằng, tùy điều kiện từng nhà mà cúng Táo quân, nhưng nghi lễ không phải thịnh soạn, rườm rà.

Theo hướng dẫn của Thượng tọa Thích Thanh Duệ (Viện Phật giáo Việt Nam), việc cúng tiễn các Táo được thực hiện tại nhà. Lễ cúng gồm:

-Một mâm cỗ mặn, bánh, kẹo, trầu cau, rượu…

-Hương thơm, lọ hoa tươi, hoa quả tươi đẹp.

-3 bộ mũ áo, hia hài Táo công, vàng nén (có nơi chỉ dùng 1 - 3 lễ tiền vàng tượng trưng).

-3 con cá chép sống.

Mũ Táo ông có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhưng giờ thì người ta làm mũ Táo ông, Táo bà tương tự như nhau, trang sức bằng giấy trang kim, dây kim tuyến rực rỡ. Cũng có nơi giản tiện chỉ cúng tượng trưng một bộ mũ áo Táo công (loại hai cánh chuồn), kèm hia giấy.

Ngày nay người dân cúng cá tươi, hay cá giấy tùy ý gia chủ. Nhưng trong lễ cúng Táo quân xưa không thấy có lễ cúng phóng sinh, mà chỉ có mua cá chép sống về cúng, xong rồi đem ra hồ, ao… thả.

Nếu không tiện làm cỗ mặn, thì dâng lễ bằng bánh chưng, khẩu giò.

Nhiều nhà tâm linh khuyên người dân, nếu không tiện làm cỗ mặn, thì dâng lễ bằng bánh chưng, khẩu giò (hay khoanh thịt vai luộc, gà luộc…) đều được cả, không nhất thiết phải nghi lễ thịnh soạn, rườm rà.

Không nên cúng lễ Táo quân trước, hoặc sau ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng Táo công truyền thống cũng thường cúng đúng ngày 23 tháng Chạp, và phải cúng xong trước 12 giờ trưa để các Táo kịp lên thiên đình họp.

Lưu ý: Khi mua mũ - áo – hia Táo quân trọn bộ thường có cả bộ mũ – áo – hia của Quan thần linh. Bộ Quan thần linh chỉ dùng cúng và hóa đêm 30, không hóa cùng lễ cúng Táo quân.

Không nên đặt cành vàng, lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ

Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ.

http://giadinh.net.vn/o/cung-tao-quan-the-nao-cho-chuan-20150209223744924.htm

Theo Trà Giang/Gia đình và xã hội

Bạn có thể quan tâm