Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất lần thứ 3 liên tiếp trong năm

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp ngày 30/10. Nhưng cơ quan này nhiều khả năng sẽ không tiếp tục kích thích kinh tế thêm nữa trong năm nay.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và Brexit đã tạo những bất trắc, khiến đầu tư và sản xuất bị kìm hãm, tuy nhiên kinh tế Mỹ vẫn “đứng vững”, và chính sách tiền tệ hiện nay “đang tốt đẹp”, chủ tịch Fed Jerome Powell nói.

Fed hạ lãi suất cơ bản 0,25%, xuống biên độ khoảng 1,5-1,75%, như dự đoán, tiếp tục quá trình đảo ngược bốn lần tăng lãi suất mà cơ quan này thực hiện năm 2018, theo AFP.

“Chúng tôi thực hiện động thái này để giữ nền kinh tế Mỹ vững mạnh giữa các biến động toàn cầu, và để đối phó với các rủi ro đang tồn tại”, ông Powell nói với các phóng viên.

Fed giam lai suat anh 1
Bên ngoài tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: AFP.

“Có nhiều rủi ro nhưng tôi phải khẳng định rủi ro đã giảm đi”, ông nói tiếp về khả năng đạt thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc, và về việc Brexit được tiếp tục gia hạn, tránh một “Brexit không thỏa thuận”.

Trong tuyên bố của mình, Fed loại bỏ cụm từ về cam kết “hành động nếu cần thiết để duy trì đà tăng trưởng”.

Giới phân tích, vốn bàn luận từng chữ một của Fed, cho rằng điều này báo hiệu Fed sẽ ngưng kích thích nền kinh tế.

“Họ nghĩ họ đã làm đủ và nếu có kích thích thêm, thì phải là do tăng trưởng giảm nghiêm trọng hoặc do lạm phát”, Ian Shepherdson từ Pantheon Economics cho biết.

GDP tháng 7-9 của Mỹ vẫn tăng trưởng vững chắc một cách ngạc nhiên ở mức 1,9%, nhờ lĩnh vực nhà đất và tiêu dùng. Các doanh nghiệp vẫn tuyển dụng ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Nhưng cuộc chiến thương mại đang tác động tới kinh tế thế giới, và một khảo sát gần đây cho thấy 1/3 số nhà kinh tế được hỏi tin rằng kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới, theo AFP.

'Vạn Lý Trường Thành' kinh tế của Trung Quốc mọc lên giữa châu Âu

Trước viễn cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ kéo dài, Trung Quốc đẩy mạnh sức ảnh hưởng kinh tế của mình tại những nước Trung Âu và Đông Âu để giải quyết bài toán tăng trưởng.

Cố vấn Nhà Trắng: Đàm phán thương mại với TQ giống Chiến tranh Lạnh

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow so sánh quá trình đàm phán thương mại với Trung Quốc cũng giống như sự bế tắc trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm