Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cục CSGT: Nhiều ý kiến muốn giữ nguyên mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết xung quanh đề xuất giảm tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng tối thiểu, đơn vị đã nhận được nhiều ý kiến muốn giữ nguyên mức phạt.

Mới đây, Bộ Công an đề xuất hạ mức phạt tiền với tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở.

Nong do con anh 1

Lực lượng CSGT Hà Nội kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu.

Trong dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, Bộ Công an đề xuất hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở, để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Cụ thể, tại điểm u, khoản 3, điều 7 của dự thảo Nghị định nêu, tài xế điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm trong giấy phép lái xe.

Trong khi đó, tại Nghị định 100 hiện hành quy định, mức phạt tiền với hành vi trên là từ 6 - 8 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 10 - 12 tháng.

Cũng với vi phạm trên, theo dự thảo Nghị định, người điều khiển xe máy bị phạt từ 400 - 600 nghìn đồng; bị trừ 2 điểm trong giấy phép lái xe. Mức phạt này thấp hơn hẳn so với Nghị định 100 (phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 10 - 12 tháng).

Còn nhiều băn khoăn với đề xuất mới

Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông cho biết, liên quan đến đề xuất này, Bộ Công an đã đăng tải dự thảo lên cổng thông tin để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Qua thời gian lấy ý kiến, nhiều cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm cần giữ nguyên mức phạt vi phạm về nồng độ cồn như hiện nay.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết: "Theo lập luận của người đóng góp ý kiến, thời gian qua, các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng CSGT đã siết chặt việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn và duy trì được thói quen đã uống rượu, bia thì không lái xe, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2024, vẫn có hơn 550 nghìn trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn, cho thấy vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông cố tình không chấp hành quy định.

Đến nay, nếu giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn ở mức tối thiểu thì sẽ không duy trì được thành quả trên".

Cũng theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, việc Bộ Công an đưa ra đề xuất giảm tiền phạt như dự thảo là đã xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và cơ quan chức năng liên quan để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

"Đây mới chỉ là đề xuất, các cơ quan chức năng còn tiếp tục ghi nhận đóng góp của người dân và những tổ chức liên quan. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xung quanh đề xuất này", Đại tá Nguyễn Quang Nhật nhấn mạnh.

Khoảnh khắc cảnh sát giao thông bị tông tại chốt đo nồng độ cồn Tối 12/7, khi đang làm nhiệm vụ tại chốt đo nồng độ cồn, cán bộ CSGT Hoàng Hùng Cường bị tài xế xe máy tông trúng phải nhập viện.

Lý do giảm tiền phạt cho người vi phạm nồng độ cồn

Ủng hộ đề xuất giảm tiền phạt với vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu, chuyên gia cho rằng việc này không có nghĩa nương nhẹ vì cơ quan chức năng vẫn còn hình thức phạt bổ sung.

Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền với vi phạm nồng độ cồn

Tại dự thảo nghị định mới, Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Thứ trưởng Bộ Công an nói về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an giải thích rõ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế vi phạm khi giới thiệu về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://vietnamnet.vn/cuc-csgt-nhieu-y-kien-mong-muon-giu-nguyen-muc-phat-vi-pham-nong-do-con-2309827.html

Đình Hiếu/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm