Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cử tri Mỹ mệt mỏi vì 'khủng bố' tin nhắn trước bầu cử

Khi các ứng viên của 2 đảng chạy đua cho cuộc bầu cử giữa kỳ, hàng trăm người dân Mỹ đồng ý rằng các nhóm chiến dịch tranh cử phải ngừng khủng bố tin nhắn vào điện thoại cử tri.

bau cu giua ky My anh 1

“Boris, Florida đang gặp khó khăn”, một tin nhắn kêu gọi quyên góp cho chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Marco Rubio ở Florida gửi đến một người dân.

“Bạn còn đến nửa đêm, Boris”, một tin nhắn vận động tranh cử khác, kêu gọi cử tri điền vào một cuộc khảo sát. Tin nhắn này đi kèm ảnh cựu Tổng thống Donald Trump.

“Đó là Mike Pompeo”, lại một tin nhắn nữa gửi vào cùng số điện thoại, có vẻ là từ nhóm của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). “Tôi không mong bạn quyên tiền đâu, Boris ạ. Tôi mong muốn bạn ủng hộ những đảng viên Cộng hòa kỳ cựu này đang chạy đua để cứu nước Mỹ”.

Những thông điệp quảng bá cho đảng Cộng hòa gửi tới “Boris”, nằm trong số hơn 150 tin nhắn không đăng ký được gửi trong suốt một tháng vào mùa thu này cho Lorraine Barba, một đảng viên Dân chủ ở Wilmette, Illinois.

Cô Barba, người có số điện thoại đã bị một người đàn ông tên Boris xâm nhập trong thời gian ngắn, liên tục cố gắng từ chối nhận tin nhắn bằng cách gõ “STOP” nhưng vô ích.

“Điện thoại của tôi liên tục nhảy thông báo”, Barba nói.

Barba không phải trường hợp duy nhất. Vào tháng 10, người dân ở Mỹ đã nhận được ước tính 1,29 tỷ tin nhắn tin nhắn liên quan chính trị - nhiều gấp đôi so với tháng 4 - theo RoboKiller, một ứng dụng chặn cuộc gọi tự động và tin nhắn rác.

Hơn 940 độc giả đã chia sẻ trải nghiệm với New York Times, mô tả bão tin nhắn từ cả hai đảng. Để minh họa, độc giả cũng gửi hơn 1.000 hình ảnh về các tin nhắn chính trị được gửi đến điện thoại mình. Nhiều tin nhắn trong số đó chứa nội dung gây chia rẽ hoặc lừa đảo.

bau cu giua ky My anh 2

Nguồn: RoboKiller.

Quy định lỏng lẻo

Ailin Cao, một kỹ sư phần mềm ở Washington, D.C., viết: “Tôi bối rối vì ngôn từ gây chia rẽ, những lời nói dối về gian lận bầu cử. Sau khi yêu cầu hủy đăng ký nhận tin nhắn, tôi thậm chí nhận các tin nhắn y hệt ngay sau đó”.

Trong một số trường hợp, các tin nhắn vận động tranh cử không tiết lộ rõ ​​ràng về các nhà tài trợ của họ. Những tin nhắn khác vận động quyên góp và chứa các liên kết không xác định, khiến việc phân biệt thông điệp chiến dịch thực sự với hành vi lừa đảo hoặc thư rác trở nên rất khó khăn.

Người dùng di động đã phản ánh 9.477 trường hợp lừa đảo liên quan đến tin nhắn chính trị với Ủy ban Thương mại Liên bang trong năm tài chính 2022. Riêng Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã nhận được khoảng 2.100 khiếu nại.

Tuy nhiên, có rất ít quy định liên bang đối với các tin nhắn gắn mác vận động chính trị này, một phần do quy định không theo kịp với tiến bộ công nghệ. Kết quả là những người Mỹ muốn chặn những tin nhắn này có rất ít cách thức khác ngoài việc chặn các số điện thoại đáng nghi hoặc báo cáo chúng cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Ví dụ, quy tắc của Ủy ban Bầu cử Liên bang yêu cầu các quảng cáo chính trị trên truyền hình và đài phát thanh phải công khai nhà tài trợ của họ, nhưng quy tắc này không áp dụng cho tin nhắn văn bản.

Những quy tắc khác, do FCC thực thi, yêu cầu các chiến dịch nếu muốn sử dụng trình quay số tự động - công nghệ gọi điện tự động đến các số điện thoại ngẫu nhiên - phải được sự đồng ý trước khi gọi hoặc nhắn tin cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, những quy tắc đó dựa trên một đạo luật có tuổi đời 30 năm: Đạo luật Bảo vệ Người dùng Điện thoại năm 1991. Chúng không áp dụng cho các chiến dịch chính trị ngày nay sử dụng ứng dụng để gửi tin nhắn văn bản tới hàng trăm nghìn người.

bau cu giua ky My anh 3

Độc giả New York Times phàn nàn họ nhận quá nhiều tin nhắn vận động chính trị dù không đăng ký nhận tin nhắn. Ảnh: New York Times.

Lượng tin nhắn tự động tăng mạnh trong năm nay sau khi Tòa án Tối cao Mỹ đứng về phía Facebook trong một vụ kiện vào năm 2021 về tin nhắn di động không đăng ký.

Noah Duguid, một người dân ở bang Montana, thắng kiện sau khi đệ đơn lên tòa án liên bang ở California vào năm 2015, cho rằng Facebook đã gửi nhiều tin nhắn văn bản tự động khi chưa có sự đồng ý của ông, do đó đã vi phạm quy định trong Đạo luật Bảo vệ Người dùng Điện thoại.

Tòa án Tối cao Mỹ sau đó lật lại vụ kiện và hủy phán quyết trước đó của tòa ở California. Quyết định của Tòa Tối cao Mỹ đã khuyến khích một số chiến dịch tự do tấn công cử tri bằng các tin nhắn không đăng ký.

“Quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ đã tạo ra một lỗ hổng mà tôi nghĩ rằng rất nhiều bên, cả tốt và xấu, đang sử dụng và khai thác”, Jessica Rosenworcel, Chủ tịch FCC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Ngay cả những cử tri có mối quan tâm lớn đến chính trị, những người thường hoan nghênh các tin nhắn vận động tranh cử, cũng nói rằng họ muốn thấy cải cách.

Joan Condon, một nhà tài trợ thường xuyên cho các chiến dịch của đảng Dân chủ sống ở Orleans, cho biết bà thích nhận tin nhắn cập nhật về biến đổi khí hậu và kiểm soát súng. Tuy nhiên, bà phản đối các tin nhắn thúc giục như “Hạn chót tối nay!”.

Bà cũng đặt vấn đề với các tin nhắn văn bản "khảo sát" sau đó yêu cầu họ quyên góp cho chiến dịch.

Xâm phạm quyền riêng tư

Không giống như email, nhiều người vẫn xem số điện thoại là kênh riêng tư để liên lạc với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Đó là lý do một số người Mỹ coi việc gửi các tin nhắn chính trị không đăng ký đến số điện thoại của họ là xâm phạm quyền riêng tư.

Brian Wiley, một cử tri ở Ponte Vedra Beach, Florida, cho biết: “Tôi đã đăng ký (nhận tin nhắn) với tư cách là một đảng viên Cộng hòa nhưng chưa bao giờ đăng ký nhận thông tin từ bất kỳ chiến dịch nào trong số này”.

Ông Wiley, người đã nhận được nhiều tin nhắn quảng bá cho ông Trump và Thống đốc Ron DeSantis của Florida, cho biết ông đã nộp đơn khiếu nại với FCC. “Không còn bất kỳ biện pháp nào bảo mật số điện thoại của tôi”, ông nói thêm.

bau cu giua ky My anh 4

Nguồn: RoboKiller.

Các nhà cung cấp dịch vụ di động của Mỹ, bao gồm Verizon và AT&T, cùng với hàng chục dịch vụ hỗ trợ chiến dịch nhắn tin, gần đây đã ký cam kết nỗ lực tiêu chuẩn hóa quy định trong ngành.

Các nhóm vận hành chiến dịch tranh cử phải đăng ký số điện thoại gồm 10 chữ số mà họ sử dụng để gửi nhắn tin đến một trung tâm có tên là Cơ quan Đăng ký Chiến dịch. Họ cũng đồng ý tuân theo quy định bao gồm hỏi ý kiến thuê bao trước khi gửi tin nhắn đến và tôn trọng lựa chọn không nhận tin nhắn của người dùng.

CTIA, một nhóm đại diện cho ngành công nghiệp mạng di động, lưu ý trong một bài đăng trên blog gần đây rằng việc người dùng "quyên góp cho một ứng viên nhất định không có nghĩa là họ đồng ý nhận tin nhắn từ ứng viên đó”.

Năm 2020, một người về hưu ở khu vực Phoenix đã quyên góp cho chiến dịch tranh cử đầu tiên của ông Raphael Warnock - đảng viên Dân chủ ở Georgia - vào Thượng viện Mỹ. Thượng nghị sĩ Warnock thắng trong cuộc bầu cử năm 2021.

Năm nay, cử tri trên cho biết chiến dịch tái tranh cử của Thượng nghị sĩ Warnock đã bắt đầu gửi tin nhắn mà bà không muốn qua số Google Voice của bà.

Nhưng sau khi gõ lệnh “STOP” để chọn ngừng nhận tin nhắn, bà nhận được một tin nhắn khác từ chiến dịch Warnock từ một số điện thoại khác. Cuối cùng, sau nhiều lần từ chối, bà đã nhận được tin nhắn về ông Warnock từ ít nhất 30 số khác nhau.

Trong một tuyên bố, chiến dịch Warnock cho biết họ tôn trọng các yêu cầu không gửi tin nhắn của cử tri, sử dụng “công cụ nhắn tin hiệu quả cao” để tự động xóa các số đã nhận được yêu cầu dừng.

Nhưng nếu yêu cầu đến từ một số điện thoại không có trong danh sách nhắn tin của chiến dịch - chẳng hạn như số Google Voice - thì chiến dịch cho biết họ “không có cách nào để biết cử tri đã yêu cầu từ chối”.

Jon Leibowitz, một luật sư về quyền riêng tư ở Washington, D.C., cho biết ông cũng lo ngại rằng các ứng viên, ủy ban chính trị và nhóm vận động có cùng chí hướng hiện có thể tự do lấy và trao đổi số điện thoại di động của cử tri - một hiện tượng mà ông mô tả là “xâm phạm quyền riêng tư”.

“Tôi rất phẫn nộ khi các chính trị gia làm điều này. Ai đó nên đảm bảo rằng có luật ngăn chặn việc này”, ông Leibowitz nói.

Bộ đôi Biden - Obama và ông Trump xung trận Tổng thống Joe Biden, ông Barack Obama và ông Donald Trump đều có những lời công kích đanh thép đảng đối lập trong cuộc vận động tại Pennsylvania ngày 5/11.

Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và tác động” do NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 2019. Cuốn sách khái quát về hệ thống chính trị Mỹ, định nghĩa phân cực chính trị, lịch sử hình thành và tình hình phân cực ở Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó cuốn sách cũng nêu nguyên nhân và tác động của phân cực chính trị, cũng như đánh giá xu hướng chính trị Mỹ trong thời gian tới.

'Xung trận' ở bang chiến địa, ông Obama bộc lộ mặt gai góc

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ông Barack Obama đã cùng đứng trên sân khấu ở Pennsylvania, lần đầu tiên cả hai xuất hiện trong cùng chiến dịch vận động kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Những cái tên đáng chú ý trước bầu cử giữa kỳ Mỹ

Chu kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 ở Mỹ đã xuất hiện một số ứng viên thu hút sự chú ý của người dân xứ cờ hoa vì tầm quan trọng của bang họ tranh cử và cả con đường mà họ đã đi.

Cu soc voi dang Cong hoa hinh anh

Cú sốc với đảng Cộng hòa

0

Bà Liz Cheney - người thất bại trong bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa hồi tháng 8 - hiện ủng hộ một số ứng viên đảng Dân chủ, trong khi công kích cá nhân cùng đảng ủng hộ ông Trump.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm