Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Cú hích đằng sau sức tăng trưởng nổi bật của startup giao hàng

Cú sốc mang tên Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp gần như “bất động”, thế nhưng một số startup giao hàng đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường.

Cú sốc mang tên Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp gần như “bất động”, thế nhưng một số startup giao hàng nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, nâng cấp chất lượng dịch vụ lại “sống khỏe”.

Theo báo cáo Vietnam IT Landscape 2020, giai đoạn 2011-2017, dịch vụ vận chuyển, giao nhận, đi lại chỉ ghi nhận 2 ứng dụng công nghệ. Trong khi đó, đa số ứng dụng giao hàng được phân nhánh từ công ty lớn của Nhà nước. Thế nhưng thị trường có sự chuyển dịch rõ nét từ năm 2018, loạt tên tuổi mới trong dịch vụ vận chuyển và giao nhận phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm online tăng nhanh.

Khi dịch vụ vận chuyển cũng như hầu hết nền kinh tế đang trên đà phát triển, dịch Covid-19 ập đến, giáng đòn mạnh vào các doanh nghiệp. Số liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy trong 7 tháng đầu năm, 8.102 doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ tạm nghỉ chờ giải thể, chiếm 37,2%. Nhiều doanh nghiệp khác phải cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô để hạn chế chi phí.

Trong lúc nhiều doanh nghiệp loay hoay lựa chọn giữa hoạt động cầm cự, “ngủ đông” chờ qua đại dịch hay tìm hướng đi mới với hy vọng thay đổi tình hình, không ít startup giao hàng lại ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí tăng trưởng. Điều này điểm thêm tông màu tươi sáng vào bức tranh thị trường có phần trầm lắng. Nổi bật trong số đó có Lalamove - startup giao hàng của Hong Kong (Trung Quốc), gia nhập thị trường Việt Nam vào 10/2017.

Lalamove nằm trong số ít công ty không cắt giảm nhân sự, lương thưởng, thậm chí, liên tục tuyển dụng, tăng nhân viên. Từ 10 người khi ra mắt dịch vụ tại TP.HCM năm 2017, doanh nghiệp gần chạm mốc 200 nhân viên chính thức ở Hà Nội và TP.HCM tính đến tháng 9 năm nay.

Vốn “sinh sau đẻ muộn”, đặt chân đến Việt Nam lúc dịch vụ giao hàng đã định hình và đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn, startup này hiểu rõ cần tạo khác biệt bằng cách tối ưu hoá quy trình để đưa hàng hóa đến tay người nhận nhanh nhất có thể. Đây được xem là mấu chốt giúp tân binh “lấy lòng” người dùng, bắt đầu xây dựng tập khách hàng riêng. Để làm được điều này, Lalamove xác định đi vào thị trường ngách, tập trung giao hàng nội thành, chủ yếu tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, TP.HCM.

Khác với đa số startup khác, Lalamove không đi theo hướng phủ rộng hay phát triển đa dịch vụ mà chỉ dồn nguồn lực vào việc giao hàng khu vực nội thành nhằm thăm dò, tạo dấu ấn, mang đến chất lượng dịch vụ tốt, nhanh và an toàn hơn. Đồng thời, startup này dễ dàng quản lý, nắm bắt phản hồi của người dùng để thay đổi, cải tiến phù hợp thực tế thị trường.

Đặc biệt, Lalamove nhìn thấy nhu cầu của cư dân nội thành với những phương tiện đặc biệt như xe bán tải, xe van. Kết quả sau khi trang bị thêm phương tiện này vào LalaTRUCK (giao hàng nội thành bằng xe tải), dịch vụ này chứng kiến sức tăng trưởng hơn 30% mỗi tuần, chứng minh chiến lược đúng đắn và khả năng nhanh nhạy.

Nhờ vậy, Lalamove cho thấy sức bật đáng nể, phục vụ hàng triệu đơn hàng mỗi tháng. Trong đó, lượng đơn hàng từ dịch vụ LalaTRUCK chiếm hơn 20% - tín hiệu đáng mừng khi sản phẩm đặc thù được thị trường đón nhận. Trên đà tăng trưởng, Lalamove đặt mục tiêu sớm triển khai dịch vụ ở các đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thời gian tới.

Mạng lưới khách hàng, nhân viên và đối tác tài xế tăng mạnh không phải điều duy nhất Lalamove làm được. Starup giao hàng này bắt tay với nhiều doanh nghiệp để cùng nhau vượt khó thời dịch. Điển hình, Medigo - ứng dụng giao thuốc tận nhà 24/7, chịu sức ép từ việc mở rộng số lượng nhà thuốc, tìm kiếm khách hàng và đảm bảo giao thuốc nhanh nhất đến tay người dùng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 phải hạn chế ra ngoài, nhu cầu mua thuốc tại nhà nhiều hơn kèm yêu cầu khắt khe về thời gian giao.

Thực tế này đặt ra cho Medigo bài toán tìm đơn vị giao hàng uy tín, đảm bảo tốc độ và chất lượng thuốc. “Sau thời gian thử nhiều đơn vị vận chuyển lẫn xây dựng đội shipper, Lalamove trở thành giải pháp đáp ứng yêu cầu đặc thù từ hệ thống kỹ thuật, trang bị túi giữ nhiệt, dịch vụ giao hàng tận tay đến việc ứng trước tiền thuốc”, đại diện Medigo lý giải.

Kết quả của lựa chọn này minh chứng qua 30.0000 khách hàng với hơn 100.000 đơn của Medigo hoàn thành trong 6 tháng. Đặc biệt, tỷ lệ đơn giao thành công đạt 97%, riêng các đơn giao khuya (từ 23h đến 6h) chiếm 15%, giúp ứng dụng giao thuốc ghi điểm với người dùng.

Ngoài Medigo, Công ty Đầu tư Công nghệ NDTL - đối tác phân phối phụ kiện Anker tại Việt Nam, cũng chọn Lalamove vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Lalamove tự tin đáp ứng nhu cầu luân chuyển liên tục hàng giá trị cao nhờ đội ngũ xe van, bán tải, khả năng lưu thông giờ cao điểm và tài xế sẵn sàng hỗ trợ.

Đối tác, khách hàng mở rộng đồng thời tạo cơ hội việc làm cho đội ngũ tài xế Lalamove. Khác hẳn nhiều người lo mất việc, giảm lương thời dịch, anh Nam tìm thấy hướng đi đúng đắn khi gia nhập đội ngũ tài xế của startup giao hàng này.

Vốn làm hướng dẫn viên du lịch với hơn 10 năm kinh nghiệm, thông thạo 3 ngoại ngữ cùng gia tài kiến thức đủ dùng, anh Hoàng Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM) vẫn không thể trụ vững giữa vòng xoáy Covid-19. Trong tuần đầu công bố dịch, tất cả tour đã lên lịch đồng loạt bị huỷ hoặc hoãn vô thời hạn. Lúc này, đồng lương hỗ trợ không thấm vào đâu so với chi phí sinh hoạt của gia đình 3 thành viên.

“Tôi ở nhà đến hết tuần đầu thì bắt đầu cuồng chân, bạn bè đều chung cảnh khó khăn nên tụ tập cũng không giải quyết được vấn đề. Tôi leo lên chiếc xe máy và chạy lòng vòng ngoài đường hòng giết thời gian. Nhờ vậy, tôi có thời gian nhìn ngắm đường phố, để ý nhiều thứ mới và chú ý đến tài xế công nghệ”, anh Nam nhớ lại.

Lalamove anh 1

Người tài xế này không ngờ đó lại là cái duyên đưa mình đến công việc hiện tại. Anh nghĩ, người khác cũng đi ngoài đường và kiếm được tiền, ngược lại mình lại chỉ gây tốn xăng. Anh bàn với vợ rồi quyết định gửi con, thử chạy giao hàng. Từ quyết định thử vận may, không rõ tương lai thế nào, anh Nam đã gắn bó cùng Lalamove gần nửa năm, trải qua 2 đợt dịch với hơn 1.000 đơn hoàn thành.

“Đúng là nghề chọn người. Tôi chưa từng nghĩ có ngày trở thành shipper chuyên nghiệp. Phải dấn thân mới hiểu, nghề giao hàng chẳng hề đơn giản, nhưng bù lại thu nhập khá tương xứng. Dù không thể so sánh với trước, công việc này giúp tôi trang trải cuộc sống và không gò bó thời gian”, anh Nam bộc bạch.

Ngoài tiềm lực tài chính, để đi xa và hỗ trợ đối tác, Lalamove cần tận dụng lợi thế từ thực tế thị trường. Đó là xu hướng mua sắm online lên ngôi nhờ sự tiện lợi, không cần di chuyển đến nhiều địa điểm hay cửa hàng. Người mua chỉ cần thiết bị di động kết nối Internet đã có thể truy cập các nền tảng bán hàng trực tuyến để lựa chọn món đồ theo nhu cầu. Trong khi đó, theo báo cáo của Adsota, 43,7 triệu người Việt đang sử dụng các thiết bị smartphone, chiếm 44,9% dân số. Thiết bị di động phổ biến cho người dùng thêm lý do mua sắm online. Lúc này, đơn vị giao hàng như Lalamove sẽ làm thay công việc nhận hàng và giao đến tận nơi.

Đặc biệt trong thời gian dịch diễn biến phức tạp, người dân hạn chế ra ngoài, nơi đông người, dịch vụ giao hàng càng được ưa chuộng. Theo khảo sát từ Nielsen Việt Nam, hơn 50% người dân giảm tần suất ghé cửa hàng hiện hữu, 52% người được hỏi cho biết tăng dự trữ hàng hóa tại nhà khi dịch diễn ra. Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng giảm tần suất hoạt động ăn uống bên ngoài. Dịch Covid-19 có thể thu hẹp số lượng cửa hàng kinh doanh trực tiếp, nhưng đẩy mạnh nhu cầu trực tuyến cũng như dịch vụ giao hàng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, Lalamove tuyển dụng thêm đội ngũ tài xế, trang bị kỹ nước sát khuẩn, khẩu trang và kiến thức y tế phòng chống dịch.

Lalamove anh 2

Dư địa phát triển của Lalamove và startup giao hàng được dự báo còn tăng trưởng sau dịch bởi xu hướng mua online vẫn tiếp tục. Trả lời khảo sát của Nielsen, 63% đáp viên khẳng định sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn khi đại dịch kết thúc.

Dù tiềm năng còn nhiều, song sức cạnh tranh cũng không nhỏ, Lalamove cần vạch chiến lược rõ ràng trên chặng đường sắp tới.

Theo ông Nguyễn Đức Lợi, giám đốc điều hành của Lalamove Vietnam, mảng B2B với phân khúc khách hàng MSME, SME vẫn là nhóm khách hàng ưu tiên hàng đầu của Lalamove, với lợi thế chính là chìa khoá giúp doanh nghiệp giải quyết trọn vẹn các vấn đề về vận tải nội thành, bao gồm bài toán chi phí, bài toán vận hành & bài toán nhân sự.

Chất lượng đội ngũ shipper chính là thế mạnh của Lalamove trong suốt 3 năm hoạt động vừa qua, và Lalamove vẫn sẽ luôn xem đó là một trong những tiêu chí trọng yêu trong việc hoạt động, để luôn đảm bảo chất lượng của đối tác tài xế, đặc biệt với đối tác tài xế xe tải.

Và cuối cùng, việc phát triển đa dạng loại hình dịch vụ mang đến cho Lalamove rất nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng đi đôi với đó cũng là rất nhiều thử thách: phạm vi giao hàng rộng hơn, đa dạng loại hình dịch vụ đi kèm cần cung cấp hơn, nhiều tính năng hơn trên sản phẩm…đó là những bài toán mà Lalamove cần tập trung giải quyết trong giai đoạn cuối năm 2020 này.

Giang Di Linh

Đồ họa: Xuân Tùng

Bình luận

Bạn có thể quan tâm