Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh của Apple cho thấy hãng đang tăng cường hoạt động bên ngoài Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. |
Theo thông tin từ Bloomberg, Apple đã xuất khẩu hơn 2,5 tỷ USD iPhone từ Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4-12/2022, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy gã khổng lồ công nghệ đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa 2 nước.
Cả Foxconn và Wistron đều đã xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thiết bị của Apple ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm tài chính. Trong khi đó, một đối tác sản xuất lớn khác của Apple là Pegatron cũng đang có kế hoạch chuyển khoảng 500 triệu USD thiết bị ra nước ngoài vào cuối tháng 1.
Tìm kiếm thị trường mới
Số lượng xuất khẩu tăng nhanh của Apple cho thấy hãng đang mở rộng thị trường hoạt động bên ngoài Trung Quốc, nơi mà sự hỗn loạn tại nhà máy chính của Foxconn ở Trịnh Châu đã buộc hãng phải cắt giảm sản lượng.
Apple chỉ mới bắt đầu lắp ráp các mẫu iPhone mới nhất của mình ở Ấn Độ vào năm 2022. Đây là một bước đột phá đáng kể bởi trước đây, công việc này chủ yếu do các nhà máy khổng lồ của Trung Quốc như Foxconn đảm nhiệm.
Các chính sách chống đại dịch COVID-19 của Trung Quốc kết hợp với tình trạng bạo lực tại thành phố iPhone Trịnh Châu - trung tâm sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới, đã khiến Apple nhận ra rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào nước này.
Công nhân tại nhà máy của Foxconn Ấn Độ. Ảnh: techstory.in. |
Do đó, mặc dù Bắc Kinh đã từ bỏ chính sách đối phó với đại dịch, Apple và các tên tuổi lớn toàn cầu khác đang tìm kiếm những thị trường thay thế tiềm năng. Số lượng xuất khẩu tăng nhanh của Apple là minh chứng cho nỗ lực này của hãng.
Với lực lượng lao động đông đảo và thị trường địa phương phát triển mạnh, Ấn Độ đã trở thành ứng cử viên hàng đầu để sản xuất thiết bị điện tử. Foxconn, nhà cung cấp lớn nhất của Apple, đã bắt đầu xây dựng cơ sở ở nước này hơn 5 năm trước nhằm mở rộng phạm vi.
Một điểm khác khiến Ấn Độ trở thành thị trường tiềm năng là một loạt các ưu đãi mới mà Thủ tướng Modi vừa đưa ra nhằm biến quốc gia này thành một công xưởng thay thế cho Trung Quốc.
“Ấn Độ sở hữu nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp hơn 50% so với Trung Quốc. Chương trình PLI cũng cung cấp các khoản trợ cấp tương đương 4 - 6% chi phí sản xuất trong 5 năm cho các công ty”, nhà phân tích Steven Tseng giải thích.
Foxconn đã thu được 44 triệu USD lợi nhuận trong năm đầu tiên tham gia Chương trình Khuyến khích Liên kết Sản xuất (PLI) của Ấn Độ, trong khi các yêu cầu của Wistron đang được xử lý.
Ngoài smartphone, Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch tăng cường ưu đãi cho các nhà sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay, với hy vọng lôi kéo Apple sản xuất MacBook tại đây, đồng thời thu hút các thương hiệu khác.
Nhà sản xuất iPhone cũng dự kiến mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 2023, sau khi đáp ứng một số tiêu chí đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Foxconn đã bắt đầu sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ sớm hơn dự kiến. Quá trình triển khai sản xuất suôn sẻ đã giúp giảm khoảng cách sản lượng giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần.
Tuy nhiên, việc rời khỏi Trung Quốc, nơi Apple đã xây dựng chuỗi cung ứng sâu rộng trong gần 2 thập kỷ không phải là việc dễ dàng.
Một phân tích của Bloomberg Intelligence ước tính sẽ mất khoảng 8 năm để chuyển 10% năng lực sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc, nơi sản xuất khoảng 98% số lượng iPhone của công ty.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiềm năng nhất của Apple. Ảnh: Nikkei. |
Theo ước tính của Bloomberg Intelligence, khoảng 3 triệu thiết bị đã được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2021 so với 230 triệu ở Trung Quốc.
Ấn Độ theo dõi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của tất cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh được hưởng các ưu đãi tài chính như một phần trong nỗ lực của ông Modi.
“Áp lực ngày càng tăng trong việc đa dạng hóa lắp ráp sản phẩm bên ngoài Trung Quốc bởi vị trí gần các nhà cung cấp linh kiện là lý do chính khiến họ ở lại nước này”, ông Bryan Ma, phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị tại công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết.
“Nếu toàn bộ chuỗi cung ứng không di chuyển cùng với họ, việc di chuyển các bộ phận đến các cơ sở lắp ráp sẽ trở thành một thách thức”, ông Ma nhận định.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn