Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế và tái định hình thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn cầu, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu trong thời đại mới ghi nhận những thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với tình huống bất ngờ.
Giới chuyên gia nhận định Covid-19 đã tạo nên một cú hích lớn để thế giới tăng tốc, “tua nhanh” tốc độ phát triển thêm 10 năm. Theo đó, những nhu cầu, xu hướng thị trường, hành vi và thói quen người dùng đã nhảy vọt đến tương lai năm 2030, khi ngành TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa và thói quen mua sắm.
“Hàng chục năm nén chặt trong vài tuần”
Scott Galloway - người được vinh danh là một trong những giáo sư giỏi nhất thế giới - viết trong quyển Thời kỳ hậu Corona: “Vỏn vẹn 8 tuần khi đại dịch đến nước Mỹ, mức tăng trưởng TMĐT tăng vọt 27% và không có dấu hiệu đi xuống. Chỉ trong 8 tuần, chúng ta đạt được mức tăng trưởng tương đương với một thập kỷ”. Mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt tại các thành phố lớn và đối tượng khách hàng trẻ.
Người dân không chỉ mua sắm mà còn giải trí trên các ứng dụng TMĐT. Những chương trình đăng nhập nhận xu, tích lũy voucher, làm nhiệm vụ đổi thưởng của các sàn TMĐT được nhiều bạn trẻ thích thú tham gia. Bên cạnh đó, các sàn TMĐT lớn như Lazada không chỉ tổ chức các đợt sale lớn hàng năm như Lễ hội mua sắm - Siêu sale chính hãng 9.9 mà còn duy trì rất niều chương trình ưu đãi hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Các hoạt động nàyđã tạo nên xu hướng “săn sale” rộn ràng trong giới trẻ. Người dùng dần nhận thức được sự tiện lợi và những ưu điểm của mua sắm trực tuyến thông qua sàn TMĐT, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng mới.
Các chương trình khuyến mại của sàn TMĐT khơi nguồn xu hướng “săn sale” trong giới trẻ. |
Trong bối cảnh TMĐT trở thành kênh mua sắm mới được yêu thích, doanh nghiệp và nhà bán hàng cũng bắt kịp xu hướng “lên sàn” để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Việc số hoá, cải thiện phương thức thanh toán, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh…, là “mục tiêu mới” mà doanh nghiệp theo đuổi trong cuộc đua TMĐT đang tăng tốc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - nhà sáng lập thương hiệu Saigon Swagger (SGS) - cho biết trong 4 tháng gia nhập LazMall, SGS ghi nhận những số liệu tăng trưởng tích cực khi tập trung cải thiện trải nghiệm cho khách hàng mua sắm trực tuyến. Trong tháng 7, lượng khách ghé thăm gian hàng Saigon Swagger trên LazMal tăng 263%, số lượt like mới cửa hàng đạt 20.600 lượt. Nhờ chính sách quản lý tốt và tập trung nâng cao trải nghiệm người mua, mức độ hài lòng của khách hàng đạt 5/5, doanh thu trong tháng 7 của gian hàng trực tuyến cũng tăng 108,7% so với tháng 6.
“Thời điểm mới ‘lên sàn’, chúng tôi trải đều nguồn lực vào các kênh khác nhau và không đặt kỳ vọng quá lớn vào TMĐT. Tuy nhiên, cú đánh úp của Covid-19 là đòn bẫy chứng minh tiềm năng của kênh này. Không chỉ Saigon Swagger mà nhiều thương hiệu khác cũng công nhận mua sắm trực tuyến là kênh đem lại dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch”, ông Hùng chia sẻ.
Cái bắt tay của thương hiệu và sàn TMĐT
“Bạn sẽ bán được nhiều hơn, miễn là theo đuổi trực tuyến và dữ liệu”, đó là nhận định của ông Scott Galloway về xu hướng bán hàng tương lai dưới tác động của dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp và quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn, cái bắt tay giữa nhà bán hàng và các sàn TMĐT được đánh giá là bước đi chiến lược, góp phần giải bài toán về giao nhận, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Trong xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều thương hiệu bắt kịp xu thế “lên sàn” để nâng cao tốc độ tiếp cận người dùng. |
Trong sự hợp tác này, người bán chăm chút sản phẩm và chăm sóc người mua, trong khi sàn TMĐT đảm nhận việc tiếp cận khách hàng, cung cấp phương thức thanh toán an toàn, hệ thống giao nhận hiệu quả và phân tích dữ liệu về hành vi, thói quen của người mua để đề xuất cho người bán các phương pháp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi phù hợp. Vai trò của các bên được chuyên môn hóa, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
Là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp với đội ngũ xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, Estee Lauder Company (ELC) xác định thương mại điện tử là một kênh bán hàng quan trọng ngay từ giai đoạn đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. “TMĐT được tập đoàn xác định là kênh kinh doanh chiến lược và được ưu tiên hàng đầu trong những năm gần đây. LazMall là sàn mua sắm trực tuyến duy nhất mà ELC mở gian hàng chính hãng (flagship store) tại Việt Nam tính đến hiện tại. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về tính năng từ Lazada giúp ELC cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng, qua đó góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi”, đại diện ELC chia sẻ.
Gian hàng chính hãng của thương hiệu Estee Lauder trên Lazada. |
LazMall cũng có những hỗ trợ đặc biệt để nhà bán tối ưu hóa doanh thu thông qua những ý tưởng mới. Ví dụ, Lễ hội mua sắm - Siêu sale chính hãng 9.9 là sự kiện Lazada phối hợp với các thương hiệu nhằm mang đến nhiều ưu đãi, thu hút người tiêu dùng. Thông qua chương trình này, khách hàng có thể an tâm mua sắm sản phẩm chính hãng tại nhà và tiết kiệm chi phí ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội. Ngoài ra, những ý tưởng mới từ Lazada cũng giúp thương hiệu gia tăng lợi nhuận tích cực. Doanh số ELC trong mảng TMĐT tăng trưởng vượt bậc tăng gần 700% lần so với năm ngoái, thành công này có phần lớn đến từ cái bắt tay hợp tác với LazMall, đại diện công ty ELC chia sẻ.
Bán thời trang, mỹ phẩm hay hàng tiêu dùng trên sàn TMĐT từ chuyện còn lạ lẫm trở thành xu hướng tất yếu trong thói quen tiêu dùng mới của khách hàng. Đặc biệt trong gian đoạn giãn cách và người dân không ra đường, TMĐT đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cuộc sống vận hành trơn tru, hạn chế đứt gãy nền kinh tế và duy trì chất lượng đời sống của người dân. Các sàn TMĐT, đơn cử có Lazada, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
Thời gian qua, Lazada nỗ lực mở rộng kết nối với nhiều nhà bán hàng uy tín trong nước và quốc tế. Tính đến nay, hơn 32.000 thương hiệu tham gia LazMall tại 6 thị trường Đông Nam Á. Trong đó, tại Việt Nam, con số này là khoảng 4.000 thương hiệu, trải rộng khắp các ngành hàng. Điều này tạo nên hệ sinh thái hàng hóa đa dạng tại Lazada, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và sở hữu sản phẩm mong muốn với vài thao tác lướt - click. Trải nghiệm mua sắm thuận tiện, đơn giản dần tạo nên thói quen tiêu dùng mới, giúp các sàn TMĐT trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dùng hiện đại.
Bình luận