Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CTO của Nvidia công khai 'anti' tiền điện tử

Đối với nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ, tiền điện tử “không mang lại lợi ích gì cho xã hội” dù họ từng kiếm được hàng tỷ USD nhờ lĩnh vực này.

CTO của Nvidia cho rằng tiền điện tử không thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội như AI. Ảnh: Ctech.

Theo trang The Guardian, Michael Kagan - giám đốc công nghệ (CTO) của Nvidia - cho rằng các lĩnh vực khác sử dụng đến sức mạnh đồ họa như AI đáng giá hơn nhiều so với khai thác tiền mã hóa.

Dù từng kiếm được hàng tỷ USD nhờ ngành tiền mã hóa, Nvidia chưa bao giờ chào đón lĩnh vực này. Năm 2021, công ty này thậm chí còn phát hành phần mềm hạn chế khả năng sử dụng card đồ họa của họ để khai thác đồng Ethereum. Theo công ty, động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung cho những khách hàng ưu tiên của Nvidia, bao gồm các nhà nghiên cứu AI và game thủ.

Trong khi đó, phiên bản ChatGPT đầu tiên được huấn luyện trên một siêu máy tính tạo nên từ khoảng 10.000 GPU AI cao cấp của Nvidia.

nvidia,  bitcoin,  tien dien tu anh 1

ChatGPT phiên bản đầu tiên được đào tạo trên siêu máy tính cấu thành từ khoảng 10.000 card đồ họa Nvidia. Ảnh: The Guardian

“Các sản phẩm của Nvidia là công cụ hữu ích để khai thác tiền điện tử. Do đó, nhiều người chỉ mua chúng để sử dụng cho mục đích này. Họ không biết rằng tiền điện tử không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho xã hội, chỉ là công cụ mua đi bán lại để kiếm lời. AI thì khác. Với ChatGPT, mọi người có thể tạo ra những cỗ máy hay chương trình của riêng mình. Tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn", Kagan nhận định.

CTO của Nvidia cho rằng, tiền điện tử giống như một hoạt động giao dịch tần suất cao - ngành đã mang lại nhiều lợi nhuận cho Mellanox - công ty do ông Kagan thành lập trước khi được Nvidia mua lại.

Nvidia ban đầu được biết đến nhờ việc sản xuất card đồ họa dành cho các game thủ. Giờ đây, trong thời đại AI bùng nổ, các sản phẩm của Nvidia càng được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Điều này là do việc huấn luyện một hệ thống AI mới - công việc vốn rất phức tạp và tốn kém - có thể dễ dàng hơn rất nhiều nhờ các bộ xử lý đồ họa mà game thủ vẫn dùng hiện nay.

Trước đó, Microsoft cho biết họ đã mua hàng chục nghìn bộ GPU A100 - công cụ xử lý đồ họa được tối ưu cho AI của Nvidia - để huấn luyện và vận hành chatbot ChatGPT của OpenAI.

Bên cạnh đó, để phục vụ dịch vụ điện toán đám mây AWS, Nvidia đã bán 20.000 GPU H100 cho Amazon, cũng như 16.000 GPU H100 khác cho Oracle.

Bản thân Nvidia cũng có dịch vụ cho thuê chip xử lý thông qua đám mây, với dịch vụ đám mây DGX có giá 37.000 USD/tháng để tiếp cận được 8 GPU H100.

Phát biểu trong hội nghị thường niên của công ty vào tuần trước, ông Jensen Huang - CEO Nvidia - mô tả công ty mình như động cơ hỗ trợ cho "khoảnh khắc iPhone của AI". Cũng theo ông Huang, thế hệ AI mới mà công ty đang hỗ trợ sẽ "tái tạo gần như mọi ngành công nghệ".

Năm ngoái, thương vụ mua lại công ty công nghệ Arm có trụ sở tại Anh trị giá 40 tỷ USD của Nvidia đã sụp đổ do những khó khăn về quy định.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Card đồ họa đắt nhất thế giới

Sở hữu thông số ấn tượng như bộ nhớ 80 GB, băng thông 2 Tb/s, Nvidia A100 được xem là card đồ họa đắt nhất hiện nay với giá bán lẻ lên đến 30.000 USD.

Kim Yên

Bạn có thể quan tâm