Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Crimea tuyên bố thành lập Bộ Quốc phòng

Nhà lãnh đạo thân Nga mới được bổ nhiệm làm thủ tướng nước Cộng hòa tự trị Crimea cho biết, nước này sẽ thành lập Bộ Quốc phòng độc lập với chính phủ ở Kiev.

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga hôm qua dẫn lời ông Sergei Aksyonov cho biết, lực lượng an ninh địa phương bao gồm cả cảnh sát và quân đội, những đơn vị vốn nằm dưới sự chỉ huy của Kiev, sẽ chỉ tuân theo những mệnh lệnh của chính phủ bán đảo tự trị Crimea.

Ông Sergei Aksyonov, tân lãnh đạo thân Nga của Crimea. Ảnh: RIA Novosti.

Động thái này được đưa ra không lâu sau khi lãnh đạo Crimea bổ nhiệm Chuẩn Đô đốc Denis Berezovsky, tư lệnh mới từ chức của hải quân Ukraina, làm người đứng đầu lực lượng hải quân của bán đảo tự trị. Tuy nhiên, ông Aksyonov không nói rõ khi nào Bộ Quốc phòng và hải quân Crimea được thành lập.

Tổng thống Putin: Động binh ở Crimea là giải pháp cuối cùng

Tại cuộc họp báo về tình hình Ukraina ngày 4/3, Tổng thống Vladimir Putin phủ nhận tin quân đội Nga đang tác chiến ở Crimea nhưng có quyền làm vậy và đó là phương án cuối cùng.

 

Trong một diễn biến khác, tân lãnh đạo thân Nga của bán đảo tự trị cho biết, cuộc trưng cầu dân ý về tương lai Crimea có thể diễn ra sớm hơn so với kế hoạch, vốn ấn định vào ngày 30/3.

Nhóm vũ trang thân Nga đối đầu với binh sĩ Ukraina tại căn cứ không quân Belbek. Một trong số đó đã bắn chỉ thiên. Ảnh: Getty.

Dân số bán đảo Crimea phần lớn là người dân tộc Nga. Moscow cũng đặt một trong nhưng hạm đội hùng mạnh của hải quân ở bán đảo này. Nga gọi sự phong tỏa của lực lượng tự vệ ở Crimea là hành động gìn giữ hòa bình, bảo vệ dân thường trong khi phương Tây lên án và gọi đó là động thái gây hấn.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã điện đàm về tình hình Ukraina và thảo luận về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Theo một quan chức Mỹ, Tổng thống Obama đã thảo luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về cái gọi là "đường phụ" cho Nga, theo đó nước này rút các lực lượng ở Crimea về căn cứ và cho phép các thanh sát viên quốc tế giúp đảm bảo quyền lợi của cộng đồng gốc Nga tại khu vực này. Tổng thống Mỹ cũng thảo luận với Thủ tướng Đức về giải pháp này.

Trước đó, Ukraina và Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc gặp gỡ ở cấp bộ trưởng để bàn về khủng hoảng tại Ukraina. Thủ tướng Ukraina Arseny Yatseniuk cho biết, Kiev lặp lại yêu cầu Moscow phải rút binh sĩ về các căn cứ ở khu tự trị Crimea, cũng như ngừng ngay các hành động đe dọa gây bất ổn trong khu vực. Phía Nga vẫn chưa đưa ra phản ứng gì với phát biểu của ông Yatsenyuk.

5 kịch bản cho tương lai Ukraina

Ukraina đang ngày càng bấp bênh giữa bạo lực và hòa bình sau quyết định gây chia rẽ sâu sắc nội bộ của chính quyền lâm thời ở Kiev.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm