Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CPI tháng 7 tại TP.HCM giảm tốc mạnh

Cục thống kê TP.HCM vừa công bố CPI tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12%, sau khi tăng 0,58% trong tháng 6.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của TP.HCM đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).

Trong tháng, có 6 nhóm hàng tăng giá trong khi chỉ có 4 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng giá không đổi so với tháng trước.

Trong tháng 7, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đáng kể 0,25% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,18%, thực phẩm tăng 0,55% và ăn uống ngoài gia đình không đổi so với tháng trước.
Trong tháng 7, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đáng kể 0,25% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,18%, thực phẩm tăng 0,55% và ăn uống ngoài gia đình không đổi so với tháng trước.

Tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm giao thông với mức tăng 0,4% so với tháng trước. Trong thời gian tính giá CPI của tháng 7, giá xăng và dầu diesel đã được điều chỉnh tăng 2 lần với tổng mức tăng lần lượt là 740 đồng/lít và 290 đồng/lít.

Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp khiến chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất trong tháng. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng có mức tăng đáng kể 0,25% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,18%, thực phẩm tăng 0,55% và ăn uống ngoài gia đình không đổi.

Nguồn cung lương thực từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định trong khi cầu tiêu thụ trong và ngoài nước chưa có dấu hiệu phục hồi là nguyên nhân chính khiến giá các mặt hàng lương thực tiếp tục giảm so với tháng trước. Trái ngược với diễn biến của giá lương thực, giá các mặt hàng thực phẩm đã tăng liên tục trong 3 tháng qua với mức tăng đáng kể so với tháng trước.

CPI tháng 7 tại Hà Nội tăng 0,18%

Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 đã tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 6,39% so với cùng tháng năm trước. Tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,34%.

Đúng như nhận định trong tháng trước, khi nhu cầu cho các lễ hội từ thị trường Campuchia qua đi và với nguồn cung kịp thời từ miền Bắc, giá thịt lợn tại các chợ của TP.HCM đã ổn định và giảm đáng kể so với tháng trước. Ngược lại, khi dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát, giá các mặt hàng như thịt gia cầm, trứng các loại đã tăng trở lại khoảng 2-3%. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết, các mặt hàng rau xanh cũng tăng đáng kể trên 4% so với tháng trước.

Tháng này, giá cả các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình giá ổn định, không đổi so với tháng trước mặc dù có các kỳ thi đại học - cao đẳng diễn ra trên địa bàn thành phố khiến lượng phụ huynh và thí sinh các tỉnh đổ về thành phố đông hơn ngày thường.

Ở phía các nhóm hàng giảm giá, mức giảm mạnh nhất thuộc về nhóm văn hóa, giải trí và du lịch khi giảm 0,34% so với tháng trước. Kinh tế khó khăn, chi tiêu cũng người dân thành phố cũng phải thắt chặt hơn khiến các mặt hàng vui chơi khó có cơ hội tăng giá trong thời điểm hiện nay.

Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,12% do giá các đồ dùng học tập như giấy, vở, bút…giảm giá nhẹ so với tháng trước trong khi nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt giảm 0,07% do hiện nay đang là mùa mưa, không phải mùa xây dựng nên giá các mặt hàng vật liệu xây dựng giảm nhẹ.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ cùng tăng giá so với tháng trước ở các mức tương ứng 0,82% và 0,03%.

http://vneconomy.vn/20140721092650981P0C9920/cpi-thang-7-tai-tphcm-giam-toc-manh.htm

Theo Thái Hà/ VnEconomy

Bạn có thể quan tâm