Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CPI tháng 5 tăng 4,44% so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng trong nước tháng 5 tăng 4,44% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do một số mặt hàng, đặc biệt là nhóm thực phẩm, điện sinh hoạt, tăng mạnh.

Giá điện sinh hoạt tháng 5 đã tăng 2,11% so với tháng trước. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê đưa ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI trong nước tăng 4,03% so với cùng kỳ trong khi lạm phát cơ bản tăng 2,78%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 3 nhóm hàng giảm và 1 nhóm hàng ổn định giá.

Giá thực phẩm tăng mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,38% khiến CPI chung tăng 0,13 điểm %. Trong đó, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,59% do thời tiết nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến nguồn cung rau củ tại nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, giá thịt lợn tháng 5 cũng tăng 1,94% so với tháng trước do nguồn cung thiếu hụt sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023. Mặt khác, giá hoa quả tươi, chế biến và thịt gia cầm giảm nhờ đảm bảo được nguồn cung dồi dào.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,38% trong tháng chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 2,11%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28%; giá thuê nhà tăng 0,23%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,31%. Trong đó, giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 1,12%; nhà khách, khách sạn tăng 0,28% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao.

CPI TĂNG THÁNG THỨ 2 LIÊN TIẾP
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nhãn 5/2023 6 7 8 9 10 11 12 1/2024 2 3 4 5
Tăng so với cùng kỳ năm trước % 2.43 2 2.06 2.96 3.66 3.59 3.45 3.58 3.37 3.98 3.97 4.42 4.44

Theo cơ quan thống kê, trong tháng 5, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14% do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng.

Tương tự, tình hình thời tiết cũng khiến chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%, tập trung ở các mặt hàng điện lạnh.

Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,15% so với tháng trước.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,03%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Gần 20.000 doanh nghiệp mới, hoạt động lại/tháng

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội thời gian vừa qua, Tổng cục Thống kê cho biết cả nước có hơn 13.200 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5, giảm 14% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, cả nước còn có 6.749 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 19% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ; 5.303 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm lần lượt 30% và 1%; 4.550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm lần lượt 2% và 4%;

Đáng chú ý, có tới 1.538 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14% so với tháng trước và 26% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 98.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4% so với cùng kỳ; bình quân một tháng có 19.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cùng giai đoạn cũng là 97.300 doanh nghiệp, tăng 11% so với cùng kỳ; bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê cũng ghi nhận tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

'Bộ Tài chính đang làm đúng luật khi chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh'

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng Bộ Tài chính đang thực hiện đúng luật bởi chỉ số giá tiêu dùng chưa tăng trên 20% để đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh.

Tiêu thụ điện lần đầu vượt 1 tỷ kWh/ngày do nắng nóng

Trong những ngày cuối tháng 5, thời tiết nắng nóng gay gắt tái diễn khiến tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu vượt 1 tỷ kWh/ngày, EVN khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm.

Gỡ khó kênh chứng khoán để doanh nghiệp giảm phụ thuộc ngân hàng

Đại biểu Nguyễn Việt Hà đề nghị có chính sách tháo gỡ khó khăn thị trường chứng khoán, trái phiếu để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp, hạn chế phụ thuộc vào ngân hàng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm