Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CPI tháng 4 tăng 0,18%

CPI tháng 4 tăng 0,18% so với tháng trước và 2,64% so với cùng kỳ 2021, chủ yếu do giá dịch vụ du lịch, giáo dục và vật liệu xây dựng đi lên.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước, 2,09% so với tháng 12/2021 và 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 3 nhóm hàng giảm giá.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng mạnh nhất với mức tăng 1,16% so với tháng trước, chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 5,22% so với tháng trước vì nhu cầu du lịch tăng trở lại.

Thứ 2 là chỉ số giá nhóm giáo dục, tăng 0,96% so với tháng trước, tác động CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm. Nguyên nhân chủ yếu một số địa phương tăng học phí năm học 2021-2022 trở lại sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 4/2022 so với tháng trước
Nguồn: Tổng cục Thống kê
NhãnChỉ số giá tiêu dùngVăn hóa, giải trí và du lịch Giáo dụcNhà ở và vật liệu xây dựngThiết bị và đồ dùng gia đình Đồ uống và thuốc láHàng hóa và dịch vụ khácMay mặc, mũ nón và giày dépThuốc và dịch vụ y tếHàng ăn và dịch vụ ăn uốngBưu chính viễn thôngGiao thông

% 0.181.160.960.580.320.220.180.120.03-0.05-0.12-0.59

Xếp thứ 3, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 4/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và tiền thuê nhà tăng. Giá gas và dầu hỏa cũng tăng lần lượt 2,63% và 7,25% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 4/2022 tăng 0,22% so với tháng trước do thời tiết chuyển nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 4/2022 giảm 0,05% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 4/2022 giảm 0,59% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2022 tăng 0,44% so với tháng trước và 1,47% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,1%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu.

WB: Giá nhiên liệu, thực phẩm thế giới sẽ tăng mạnh trong năm nay

Ngân hàng Thế giới dự báo giá năng lượng toàn cầu dự kiến tăng hơn 50% trong năm nay, còn giá thực phẩm tăng 22,9%.

WB: Lạm phát của Việt Nam tăng vì giá nhiên liệu

Theo WB, GDP quý I tăng nhờ công nghiệp chế biến, chế tạo đạt kết quả tốt, lĩnh vực dịch vụ phục hồi. Giá năng lượng tăng cao, nhu cầu trong nước phục hồi khiến lạm phát bật tăng.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm