Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Covid-19 đã thay đổi hành vi đầu tư như thế nào?

Trước dịch Covid-19, nhiều người có xu hướng startup nếu dành dụm được chút vốn. Tuy nhiên, dịch xảy ra khiến tình hình kinh tế khó khăn, quan điểm chọn kênh đầu tư đã thay đổi.

Giữa năm 2019, xu hướng mở tiệm trà chanh nở rộ tại Hà Nội. Huy Hoàng (sinh năm 1989) và Việt Anh (sinh năm 1990) cùng sống ở quận Hai Bà Trưng quyết định “bắt trend” đầu tư mở một tiệm tại đường Trần Khát Trân.

Sau nhiều năm đi làm, cả 2 tích lũy được số tiền gần 1 tỷ đồng, nhưng chỉ mất khoản đầu tư 150 triệu mỗi người để mở tiệm. Do loại hình này khá đơn giản, số tiền lớn nhất phải bỏ ra là tiền thuê mặt bằng. Để thuê mặt bằng, số tiền đặt cọc là 50 triệu đồng (2 tháng tiền thuê) và thanh toán trước 3 tháng (75 triệu đồng). Như vậy, riêng tiền thuê địa điểm đã mất 125 triệu đồng.

Số tiền còn lại để đầu tư nội thất trang thiết bị, làm, vốn lưu động, trả tiền cho nhân viên.

Những kênh đầu tư lao đao

Từ sau Tết, dịch Covid-19 bùng nổ khiến việc kinh doanh của Huy Hoàng và Việt Anh gặp nhiều khó khăn. Quán vắng khách dẫn đến doanh thu không bù nổi chi phí. Sau đó, với quy định giãn cách xã hội, tiệm trà tranh phải đóng cửa. Tuy nhiên, chủ nhà chỉ chấp nhận giảm 50% tiền nhà. Hai người vẫn “cắn răng” thanh toán số còn lại để mong giữ được địa điểm đợi sau dịch kinh doanh.

Những ngày này, dù dịch Covid-19 dần được kiểm soát, quán đã mở lại nhưng doanh số vẫn chưa tạo được mức lợi nhuận như kỳ vọng. Ngoài ra, tiệm trà chanh mở với số lượng lớn khiến sự cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt. Dù không bỏ ra quá nhiều tiền, Huy Hoàng và Việt Anh đang xem lại khoản đầu tư của mình, thậm chí là tìm hướng khác lâu bền hơn.

Kênh đầu tư lao đao vì dịch Covid-19 đang là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải lúc này. Không khó để gặp các bạn trẻ đang loay hoay khắc phục những khó khăn do dịch gây ra cho việc kinh doanh.

Bat dong san nghi duong,  Vinpearl anh 1

Nhiều người đang loay hoay khắc phục khó khăn do dịch gây ra.

Đó có thể là việc làm thế nào để duy trì hoạt động của các homestay hút khách chủ yếu qua Airbnb. Đó cũng có thể là việc duy trì các nhà hàng, quán cà phê, tiệm bán hoa quả dầm… Dịch Covid-19 khiến nhiều người thấy rõ hơn ưu nhược điểm của các kênh đầu tư. Những kênh đầu tư này cho thấy sự mong manh, dù đóng cửa vẫn phải trả một phần tiền thuê mặt bằng, lương cho nhân viên…

Điểm sáng về kênh đầu tư

Có thể thấy, việc tìm kiếm kênh đầu tư an toàn, nhàn hạ, không lo bị giảm giá trị trong dài hạn luôn là trăn trở của những người đã tích luỹ một số vốn đáng kể. Nếu điểm danh các tài sản không bị mất giá, đứng đầu bảng lúc này có lẽ là bất động sản. Dù dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh doanh đình trệ, giá nhà trong quý I vẫn tăng, chủ yếu do thiếu nguồn cung (theo báo cáo của Bộ Xây dựng).

Trong đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng mới nổi lên 2-3 năm trở lại đây nhưng đã chứng minh được sự hiệu quả, sức hấp dẫn riêng, thậm chí tính đường dài trong nhiều năm tới. Chị Hạnh (Hà Nội) đầu năm nay đã không khỏi bất ngờ khi nhận được lợi nhuận từ căn condotel Vinpearl Nha Trang, với lãi suất 10%/năm. Nếu so sánh với các kênh đầu tư khác, mức lợi nhuận này rất đáng mơ ước, khi lãi suất tiết kiệm còn bị hạ trần.

Với số tiền đầu tư khoảng 1,5-2 tỷ đồng, người mua có thể sở hữu một sản phẩm condotel. Nếu số tiền lớn hơn, nhà đầu tư có thể mua biệt thự biển, shophouse, nhà phố…

Ưu điểm của kênh đầu tư này là người mua sẽ không phải mất thời gian để quản lý mà vẫn kiếm được tiền do có chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Với bất động sản nghỉ dưỡng, người mua có thể an tâm khi nhận được khoản lợi nhuận cam kết. Việc vận hành sẽ được các doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý.

Tuy nhiên, nếu muốn đi đường dài theo kênh đầu tư này, nhà đầu tư phải chọn được chủ đầu tư uy tín, hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro. Kinh nghiệm của những nhà đầu tư am hiểu cho thấy năng lực vận hành mới quyết định việc đảm bảo cam kết lợi nhuận trong lâu dài, mà điều này đòi hỏi cả tâm và tầm của chủ đầu tư.

Các khu nghỉ dưỡng hiện tại phải đồng bộ, thậm chí phát triển thành một quần thể du lịch, giúp đáp ứng nhiều nhu cầu của khách như nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi giải trí, khám phá, học tập, hội nghị - hội thảo, làm đẹp… Do đó, số vốn ban đầu để xây dựng và hoàn thiện đúng tiến độ là thách thức không phải chủ đầu tư nào cũng có thể làm tốt.

Sau khâu xây dựng còn là việc vận hành khu nghỉ dưỡng, mang đến những giá trị mềm cho dự án, tăng sự hấp dẫn lâu bền, thu hút khách và tạo ra lợi nhuận lâu bền. Điều này đòi hỏi năng lực quản lý vận hành, thậm chí là quyết tâm của chính chủ đầu tư.

Kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục cho thấy sự tiềm năng và hiệu quả. Tìm hiểu thị trường thật kỹ giúp người mua tìm thấy một số ít nhà đầu tư kinh nghiệm, có năng lực về cả xây dựng và vận hành. Sau dịch, du lịch hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng, tạo thêm sức hấp dẫn hơn nữa cho bất động sản nghỉ dưỡng. Điều đó giúp tạo ra sự an toàn và tin tưởng cho kênh đầu tư hiệu quả lâu dài này.

Tây Hồ - Hà Mỹ Giang

Bình luận

Bạn có thể quan tâm