Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

COVAX đã phân phối được 1 tỷ liều vaccine Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17/1 cho biết đã phân phối một tỷ liều vaccine Covid-19 đến các nước nghèo thông qua chương trình COVAX.

Cho đến nay, chương trình COVAX đã vận chuyển 1 tỷ liều vaccine Covid-19 đến 144 quốc gia. "Tuy nhiên con số này chỉ là lời nhắc nhở về những công việc còn dở dang", WHO cho biết.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã chỉ trích việc phân phối vaccine không bình đẳng và kêu gọi các nhà sản xuất cùng các quốc gia tham gia cơ chế COVAX. Đây là chương trình toàn cầu hỗ trợ phân phối vaccine đến các nước nghèo do WHO đồng dẫn đầu.

"Tham vọng của COVAX đã không thành khi vaccine bị tích trữ ở các nước giàu. Đại dịch bùng phát dẫn đến biên giới và nguồn cung bị khóa. Và việc các công ty dược phẩm không chia sẻ giấy phép, công nghệ và công thức có nghĩa là năng lực sản xuất không được sử dụng", WHO cho hay

1 ty lieu vaccine da duoc phan phoi anh 1
Một lô vaccine được phân phối đến Bờ Biển Ngà thông qua cơ chế COVAX. Ảnh: AP.

Theo WHO, tính đến 13/1, có 194 quốc gia đã tham gia cơ chế COVAX. Gần 40% dân số của 88 nước thành viên đã được tiêm chủng vaccine Covid-19, 36 nước còn lại cũng đã tiêm chủng cho gần 10% người dân.

Vào cuối tháng 12, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi mọi người hoàn thành "quyết tâm của năm mới" là thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho 70% dân số toàn cầu vào đầu tháng 7/2022.

Ở một diễn biến khác, Svenja Schulze, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Đức, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Finke rằng bà muốn Đức, với cương vị chủ tịch nhóm G7 trong năm 2022, có thể đảm bảo COVAX có được các nguồn lực cần thiết trong năm nay.

“Thật không may, vẫn còn quá ít quốc gia tham gia tài trợ cho chiến dịch tiêm chủng toàn cầu", bà Schulze nói. "Cùng với Thụy Điển, Na Uy, Canada và Mỹ, chúng tôi (Đức - PV) là những nước cống hiến nhiều nhất".

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Đức cũng nói rằng bà muốn mở rộng sự giúp đỡ cho các nước đang tự phát triển vaccine bằng cách tăng sự hợp tác giữa các nhà sản xuất.

Bà Schulze cũng cho rằng "các nước đang phát triển sẽ nhận được vaccine dễ dàng hơn nếu các quốc gia lớn hơn từ bỏ bằng sáng chế vaccine Covid-19".

Đức cho biết đã tặng 103 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn vào năm 2021 và dự kiến ​​tặng 75 triệu liều khác vào năm 2022.

Hàng trăm nghìn liều vaccine Pfizer, Moderna sắp thành phế phẩm ở Anh

Hàng trăm nghìn liều vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna sắp hết hạn có khả năng sẽ bị tiêu hủy khi nhu cầu tiêm mũi tăng cường tại Anh đang giảm mạnh.

Vì sao các nước nghèo từ chối hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19?

Theo một quan chức UNICEF, hơn 100 triệu liều vaccine bị các nước nghèo từ chối vì chúng sắp hết hạn. Việc tặng số lượng lớn cũng khiến những nước này gặp khó trong khâu dự trữ.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm