Cõng vợ băng đồng: Môn thi đấu kỳ lạ nhất nước Anh
Thứ ba, 7/3/2017 19:32 (GMT+7)
19:32 7/3/2017
Cuộc thi cõng vợ năm nay tại Anh thu hút 40 cặp vợ chồng. Người về nhất giành quyền tham gia cuộc thi thế giới còn người về chót nhận được thức ăn cho chó.
40 cặp vợ chồng trên khắp nước Anh đã tham gia vào cuộc thi cõng vợ thường niên lần thứ 10 diễn ra tại thị trấn Dorking, Surrey, hôm 5/3. Ảnh: Stephen Lock/I-Images.
Người chồng phải cõng vợ trên vai hoàn thành đường đua dài 380 m với nhiều "chướng ngại vật". Theo Daily Mail, đây là cuộc thi đấu thể thao kỳ lạ nhất nước Anh. Ảnh: Ben Cawthra/LNP.
Các ông chồng phải băng qua những rào chắn bằng rơm, vượt con dốc dài 15m và cuối cùng là hứng lấy những xô nước do khán giả hắt vào người trước khi về đích. Ảnh: PA.
Kiểu cõng phổ biến nhất là kiểu Estonia khi người vợ treo ngược như dơi trên vai chồng, mặt quay vào lưng chồng còn hai chân bắt chéo trước mặt anh. Ảnh: PA.
Theo Telegraph, hoạt động thường niên xuất phát từ truyền thống vùng Scandinavi. Cách đây khoảng 12 thế kỷ, những chiến binh người Viking xâm chiếm đông bắc nước Anh và bắt phụ nữ địa phương đi cùng họ. Ảnh: PA.
Trước cuộc thi, những người vợ phải cân trọng lượng cơ thể và tối thiểu phải nặng 48 kg để được tham gia. Nếu không, người vợ phải mang thêm ba lô chứa các loại hạt hoặc đường. Ảnh: PA.
Cặp đôi chiến thắng năm nay là anh Jack McKendrick (23 tuổi) và vợ Kirsty Jones, đến từ miền bắc xứ Wales. Họ sẽ tham gia cuộc thi cõng vợ thế giới diễn ra ở Phần Lan vào tháng 7. Ảnh: PA.
So với cuộc thi ở Anh, cuộc thi cõng vợ thế giới có đường đua ngắn hơn, 253m, và bằng phẳng hơn. Do đó, nhiều người hy vọng đại diện nước Anh sẽ giành chiến thắng.
Ảnh: PA.
Tất cả thí sinh đều được tặng huy chương, riêng người về cuối sẽ nhận thêm giải "an ủi" là một phần mì ly và một hộp thức ăn cho chó. Người chồng có vợ nặng cân nhất sẽ được tặng nửa ký xúc xích. Ảnh: PA.
Tín ngưỡng phồn thực không chỉ hiện diện trong văn hóa Việt Nam mà trong nhiều nền văn hóa từ Á sang Âu với các lễ hội, tập tục tôn vinh sinh thực khí nam/nữ và chuyện tình dục.
Ở Trung Đông, nghề huấn luyện chim ưng là di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời loài vật thể hiện địa vị của chủ nhân và thường có mặt trên các chuyến bay với hộ chiếu riêng.