Mức lỗ ghi nhận cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 191 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử hoạt động MSR, tính theo quý.
Trong khi đó doanh thu quý I công ty ghi nhận 2.963 tỷ đồng, tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này chủ yếu nhờ vào việc hợp nhất với công ty con là H.C Stark.
Mảng kinh doanh vonfram đóng góp 88% doanh thu cho MSR nhưng không đủ bù đắp chi phí khiến lỗ ròng 6,6 tỷ đồng. Trong khi mảng kinh doanh fluorit chỉ chiếm 12% doanh thu nhưng lãi ròng mang về hơn 200 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh, theo MSR, là nguyên nhân dẫn đến lỗ ròng. Cụ thể, chi phí bán hàng trong kỳ ghi nhận 92 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, trong khi đó chi phí quản lý tăng mạnh 114 tỷ đồng, so với mức 22 tỷ đồng của cùng kỳ.
Theo giải trình từ phía MSR, các khoản chi phí tăng này đến từ việc hợp nhất nền tảng kinh doanh vonfram H.C Stark vào báo cáo tài chính của công ty.
Kết quả kinh doanh MSR theo quý | ||||||||||
Nhãn | quý I/2019 | quý II/2019 | quý III/2019 | quý IV/2019 | quý I/2020 | quý II/2020 | quý III/2020 | quý IV/2020 | quý I/2021 | |
Doanh thu | tỷ đồng | 1188 | 1501 | 995 | 1020 | 1064 | 1505 | 2353 | 2502 | 2963 |
LNST | 1.5 | 0.08 | 471 | -120 | -191 | -201 | 455 | 105 | -280 |
Tháng 6 năm ngoái, MSR đã công bố mua lại 100% sở hữu tại nền tảng kinh doanh vonfram có trụ sở chính tại Đức và nhiều nhà máy đặt tại nhiều quốc gia. Giá trị thương vụ được tiết lộ trên 1.000 tỷ đồng. Đến tháng 9/2020, Mitsubishi Materials Corporation-một công ty Nhật hoạt động trong cùng lĩnh vực đã bỏ ra 90 triệu USD để sở hữu 10% cổ phần tại MSR, công ty sau hợp nhất.
Năm 2021, MSR lên kế hoạch tăng trưởng doanh thu thuần trên 50% trên cơ sở doanh số bán hàng cao hơn và giá hàng hóa tăng trên thị trường, sau khi hợp nhất với H.C Stark.
Công ty tài nguyên nhà Masan dự báo sẽ có lãi trong 200-400 tỷ đồng, tuy nhiên kết quả quý đầu năm cho thấy, MSR còn cách khá xa so với vạch đích của năm.