Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty chồng Thu Minh và doanh nghiệp gỗ hợp đồng ra sao?

Theo điều kiện giao hàng FOB, người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.

Phản hồi từ phía Global Home, doanh nghiệp này cho rằng sự việc đã đi quá xa bản chất mà đây chỉ là “tranh chấp dân sự về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng kinh tế giữa hai chủ thể doanh nghiệp”.

Thu Minh có đứng ngoài tranh chấp?

Trong vụ tranh chấp giữa Công ty Global Home và Gia Hân, Thu Minh khẳng định với Zing.vn, cô không phải là người có tư cách pháp nhân phát ngôn hay giải quyết các vấn đề của Công ty Global Home. Nhưng đứng ở khía cạnh người biết chuyện công ty thì cô cho rằng, mọi người đang nghe thấy từ một phía.

Trong khi đó, phía Công ty Gia Hân cho rằng, hơn một năm qua từ khi xảy ra sự cố, Global Home chưa lần nào chủ động ngồi lại thương lượng với Gia Hân.

Cũng theo đại diện Gia Hân, trong các đơn hàng đầu tiên, ca sĩ Thu Minh là người trực tiếp xuống xưởng xem hàng và đặt cọc 10.000 USD. Sau này khi sự tranh chấp xảy ra thì cũng chính Thu Minh là người đến để làm việc với phía Gia Hân.

Trong lần công an Đồng Nai triệu tập đại diện Global Home theo tố cáo của doanh nghiệp, ông Otto De Jager không có mặt mà chính Thu Minh xuất hiện với tư cách đại diện. Việc thương lượng, chia sẻ trách nhiệm với lô hàng lỗi cũng do nữ ca sĩ quyết định.

"Thời điểm đó, số tiền Global Home chưa thanh toán cho Gia Hân là 490.000 USD. Tuy nhiên sau khi tính toán khấu trừ, Thu Minh (với tư cách đại diện cho Global Home) đưa ra con số còn lại phải thanh toán là 100.000 USD. Mức giá này là không thể chấp nhận nên Gia Hân không đồng ý", phía Gia Hân nói.

 Đại diện Gia Hân khẳng định có bằng chứng để chứng minh việc Thu Minh tham gia giải quyết tranh chấp. Doanh nghiệp này cũng cho rằng, luật sư phía Global Home nói Gia Hân né tránh trách nhiệm là không đúng.

chong ca si Thu Minh bi to quyt no anh 1
 Theo hợp đồng, Global Home

 

cử đại diện giám sát từ khâu sản xuất đến khi xuất xưởng. Phía Gia Hân không có quyền cho sản phẩm nào xuất xưởng nếu không có sự đồng ý của nhóm kiểm tra chất lượng. Ảnh: Minh Hậu

Tranh chấp sẽ được xử lý ở tòa trọng tài Hong Kong

Trao đổi với Zing.vn, phía Global Home cho rằng, đây là tranh chấp phát sinh nghĩa vụ hợp đồng, trong hợp đồng còn có điều khoản về cam kết chất lượng nên trách nhiệm thuộc bên nào thì bên đó phải chịu. Khi được yêu cầu xem hợp đồng để xác tín thì Global Home không cung cấp, vì cho rằng đây là bí mật kinh doanh.

Theo hợp đồng sản xuất và cung cấp sản phẩm giữa 2 bên được Gia Hân cung cấp thì thời hạn của hợp đồng là 12 tháng và tự động gia hạn tiếp theo 12 tháng. Điều khoản giá của sản phẩm là giá FOB Kho ngoại quan ICD Tân Cảng – Long Bình Việt Nam, theo Inconterms 2000.

Giá này được ấn định tại mỗi đơn đặt hàng. Có nghĩa là theo điều kiện giao hàng FOB, người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông. Và có nghĩa trách nhiệm của Gia Hân kết thúc tại cảng, sau khi phía Global Home kiểm hàng, đóng dấu, xác nhận xuất hàng.

Trong khi đó, điều khoản thanh toán thì Global Home sẽ thanh toán bằng chuyển khoản trong vòng 30-37 ngày. Theo phân tích của một doanh nghiệp xuất khẩu, thực tế đây là điều thiệt cho bên bán. Bởi đáng ra phải thanh toán luôn sau khi nhận hàng, hoặc phải có bảo lãnh theo nguyên tắc buôn bán quốc tế.

Và điều này sẽ tạo điều kiện để khách hàng chậm thanh toán, thanh toán nhỏ giọt, gối đầu với nhiều lý do như chưa bán được hàng, bán hàng nhưng chưa thu được tiền...

Vấn đề chất lượng sản phẩm đang là điểm mấu chốt gây tranh cãi thì trong hợp đồng đã có điều khoản về kiểm tra chất lượng rõ ràng. Theo đó, Global Home có quyền điều động nhóm quản lý chất lượng của Global Home đến nhà máy để giám sát, kiểm tra trong mọi giai đoạn. Nhà sản xuất phải đồng ý không sản phẩm nào xuất xưởng nếu không có sự chấp thuận của nhóm kiểm tra chất lượng của Global Home.

Hợp đồng cũng chỉ có phiên bản tiếng Anh, ký một lần duy nhất sau đó mỗi đợt sản xuất từng lô hàng được thông báo qua thư điện tử. Doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, đối tác nhập hàng ở cộng hòa Czech, nhưng tranh chấp xảy ra được giải quyết tại Tòa trọng tài Hong Kong và vận dụng pháp luật của Anh quốc.

Lý giải điều này bà Vũ Anh Minh,Trưởng đại diện của Global Home ở Việt Nam cho biết: “Vì Global Home là doanh nghiệp nước ngoài nên có những rào cản về ngôn ngữ nếu xảy ra tranh chấp và xử lý ở Việt Nam. Nếu lựa chọn ở Anh thì điều kiện địa lý cũng cản trở cho doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy Global Home quyết định lựa chọn Hong Kong là vị trí trung gian, vừa thuận tiện địa lý cũng như có nét văn hóa tương đồng với Việt Nam”.

Bình Nguyên

Bạn có thể quan tâm