Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công trình trụ vững kỳ diệu khi Mỹ dội bom Hiroshima

Mái vòm bom nguyên tử là công trình hiếm sót lại sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945.

1
Mái vòm bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản sau khi bị Mỹ dội bom ngày 6/8/1945. Đây là công trình hiếm hoi còn trụ vững sau vụ việc. Động thái của Washington cách đây 70 năm đã tàn phá thành phố Hiroshima, khiến 70.000 người chết trong tích tắc. Trong những tháng sau đó, tổng số người thiệt hại tăng lên tới 140.000 người. Trong khi những tòa nhà khác bị san phẳng bởi sức hủy diệt của bom, khung mái vòm vẫn đứng vững. Ảnh: Getty
1
Mái vòm trong bức ảnh được chụp tháng 10/1945 của tác giả Shigeo Hayashi. Sau ngày 6/8/1945, người Nhật đã bảo tồn công trình như một bằng chứng về vụ ném bom nguyên tử chấn động thế giới. Năm 1996, UNESCO công nhận tòa nhà là di sản thế giới. Ảnh: Shigeo Hayashi/Wikipedia
1
Công trình được hoàn thành năm 1915 theo thiết kế của Jan Retsuru, kiến trúc sư người Czech. Vào những năm 40 của thế kỷ 20, nó là tòa nhà hiếm vì được xây dựng theo phong cách phương Tây tại Nhật. Ảnh: Wikipedia
1
Công trình là một phần của lịch sử, gợi nhớ đến sự kiện ngày 6/8/1945. Ảnh: AP
1
"Lâu nay tôi không dám nhìn lên mái vòm", Kimie Mihara, người phụ nữ 89 tuổi sống sót trong ngày kinh hoàng cách đây gần 70 năm, nói. Nơi đây là văn phòng của bà. Hôm đó, bà đi làm muộn nên thoát nạn. Với bà, công trình gợi nhớ những ký ức đau thương không thể nói thành lời. Ảnh: AP
1
Dù thoát chết, mặt, cánh tay, chân bà Mihara bị bỏng nặng. Vết sẹo vẫn còn cho tới nay. Bà xót xa khi nghĩ về người thân, trong đó có cha bà, và đồng nghiệp thiệt mạng trong ngày định mệnh. Ảnh: AP

Hồi ức kinh hoàng sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật

Bé trai khoảng 10 tuổi mím chặt môi, đứng nhìn người ta đưa xác đứa em tới nơi hỏa táng những nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki, Nhật Bản.

Đông A

Bạn có thể quan tâm