Để xây dựng nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức), lực lượng chức năng buộc phải di dời và đốn hạ 1.368 cây xanh nằm dọc trên trục đường Mai Chí Thọ. |
Trong đó, có 1.081 cây được di dời và 287 cây được đốn hạ. Những loại cây này thuộc loài sọ khỉ, bàng Đài Loan, giáng hương... có tuổi trên dưới 20 năm. |
Nhưng cây có đường kính nhỏ, tuổi đời thấp sẽ được công nhân đào bứng rễ, đưa về vườn ươm ở TP Thủ Đức nuôi dưỡng, trước khi tiếp tục đem đi trồng nơi khác. |
Sau khi đào quanh gốc, công nhân sẽ dùng vải bố bọc phần rễ lại, rồi cẩu lên xe tải chở đi. |
Việc di dời và đốn hạ hơn 1.300 cây xanh được công nhân làm thủ công. "Chúng tôi bứng mỗi cây mất thời gian từ 3-4 giờ. TP.HCM dạo này nắng gắt, việc bứng cây cũng rất vất vả", một công nhân chia sẻ. |
"Chúng tôi cũng muốn di dời để giữ lại toàn bộ cây xanh. Tuy nhiên, nhiều cây có tuổi thọ lớn, khi bứng sẽ khó sống, tốn nhiều chi phí nuôi dưỡng nhưng khó phục hồi nên phải đốn hạ", ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng kỹ thuật - Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM nói. |
Những hàng cây xanh đã được cắt cành, chờ công nhân lần lượt đào gốc di dời trên đại lộ Mai Chí Thọ. Dự kiến đến cuối tháng 4, việc di dời cây xanh hoàn thành, bàn giao mặt bằng xây dựng nút giao thông An Phú. |
Trong quá trình cắt cành, công nhân sẽ lắp hàng rào bằng lưới B40 để nhánh cây không tràn ra ngoài mặt đường Mai Chí Thọ, ngăn ảnh hưởng đến phương tiện lưu thông. |
Dự án nút giao thông An Phú có kinh phí xây dựng gần 3.500 tỷ đồng. Nơi này sẽ được xây 2 hầm chui, 2 cầu vượt tạo nên nút giao thông 3 tầng. |
Đây là dự án trọng điểm của TP.HCM, giải quyết ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên tại cửa ngõ dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. |
Việc di dời, đốn hạ cây xanh diễn ra trên đường Mai Chí Thọ, đoạn qua nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức. Ảnh: Google Maps. |
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.