Để cho ra đời smartphone với thiết kế đẹp mỏng nhẹ, các nhà sản xuất bắt buộc phải cắt giảm diện tích pin, đồng nghĩa với việc dung lượng pin sẽ giảm.
Trong khi đó, pin Lithium-ion đã có tuổi đời gần 30 năm và vẫn chưa có công nghệ mới nào đủ khả thi để thay thế. Một khó khăn nữa nằm ở việc người tiêu dùng luôn đòi hỏi thiết bị của họ phải có thời lượng pin thật khỏe để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống.
Chính vì vậy, tăng tốc độ sạc đang là giải pháp hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại mà nhiều hãng công nghệ trên thế giới theo đuổi, điển hình có công nghệ VOOC độc quyền của Oppo...
Sạc nhanh VOOC 3.0 trên Oppo F11 Pro đã ra mắt người tiêu dùng. |
Trước đây, sạc nhanh thường chỉ được trang bị cho phân khúc cao cấp. Còn dung lượng pin khủng được xem như yếu tố hút khách của smartphone phân khúc phổ thông. Tuy nhiên, xu hướng ngày nay đã khác, nhiều smartphone tầm trung được trang bị cả sạc nhanh và dung lượng pin lớn.
Năm 2018, Oppo F9 ra đời với sạc nhanh VOOC độc quyền, cùng khẩu hiệu “5 phút sạc, 2 giờ liên lạc”, đã khẳng định vị trí của hãng tại phân khúc dưới 10 triệu đồng. Đầu năm nay, F11 Pro chuẩn bị ra mắt cũng sẽ được trang bị sạc nhanh VOOC nâng cấp lên thế hệ 3.0 mạnh mẽ hơn, sạc đầy viên pin 4.000 mAh (lớn hơn so với viên pin 3.500 mAh của F9) chỉ trong 80 phút.
Bản chất của sạc nhanh là quá trình làm đầy năng lượng của pin. Sự thay đổi năng lượng được tính bằng công thức điện áp (V) nhân với cường độ dòng điện (A). Do đó, trên thế giới xuất hiện hai dòng công nghệ sạc nhanh là điện áp cao (tăng V, giữ nguyên A) và điện áp thấp (giữa nguyên V và tăng A).
Sạc nhanh VOOC của Oppo được phát triển theo hướng giữ nguyên điện áp và tăng cường độ dòng diện. Thay vì sử dụng điện áp 9V hay 12V để có tốc độ sạc cao, VOOC chỉ dùng điện áp 5V nhưng với cường độ dòng điện cao hơn trước. Kết quả cho thấy thiết bị sử dụng VOOC không nóng lên quá nhiều trong quá trình sạc.
Để phát triển được công nghệ VOOC, Oppo đã xây dựng một hệ sinh 5 cấp độ bảo vệ xuyên suốt từ củ sạc đến thân máy.
Đầu tiên khi cắm sạc, vi mạch (IC) được lập trình riêng biệt trong adapter có nhiệm vụ kiểm tra cường độ dòng điện vào. Nếu an toàn, IC sẽ mở cho dòng điện đi vào. Nếu vượt quá mức cho phép, IC ngay lập tức ngắt sạc để đảm bảo an toàn.
Sau đó, khi dòng điện chuyển qua bộ chuyển đổi, chip MCU (trong bộ chuyển đổi) sẽ tiến hành phân tích thiết bị có hỗ trợ sạc nhanh không, nếu hỗ trợ thì mới khởi động công nghệ sạc nhanh.
VOOC 3.0 trên F11 Pro có tốc độ sạc nhanh hơn F9 đến 20 phút, dù có dung lượng pin lớn hơn (4.000 mAh so với 3.500 mAh trên F9). |
Tiếp theo đó, khi dòng điện chuyển vào điện thoại, với cổng sạc chuyên biệt, chip MCU trong điện thoại sẽ điều khiển Mosfet thứ 3 để tiến hành bảo vệ.
IC và Mosfet trong viên pin hình thành cấp bảo vệ thứ 4, phụ trách dòng điện chuyển vào viên pin. IC này cũng tương tác với chip xử lý bên trong pin để tiến hành phân tích các điều kiện phù hợp cho quá trình sạc. Nếu phát hiện pin quá tải hay nóng lên bất thường, IC này ngay lập tức ngắt sạc.
Kể từ khi Oppo đưa ra công nghệ sạc nhanh VOOC vào năm 2014 đến nay, tính năng này đã sở hữu hơn 500 bằng sáng chế, và có hơn 100 triệu thiết bị hỗ trợ sạc VOOC được bán ra trên thế giới.