Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cống hóa Tô Lịch có phải giải pháp cuối cùng?

Theo các chuyên gia, việc cống hóa một con sông giữa lòng thủ đô sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội.

Ngày 8/7, tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 9 HĐND Hà Nội, các đại biểu đã nêu quan điểm khác nhau về hướng xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch. Trong đó, đại biểu Dương Đức Tuấn (Bí thư quận ủy Hoàn Kiếm) cho rằng thực trạng sông Tô Lịch hiện nay đòi hỏi giải pháp quyết liệt hơn, ông đề xuất cống hóa, tạo mặt bằng để trồng cây xanh.

Cống hóa hay cải tạo dòng sông

Theo vị đại biểu quận Hoàn Kiếm, mức độ ô nhiễm tại các sông như Tô Lịch, Kim Ngưu đang rất trầm trọng. Để xử lý được cần có chương trình, kế hoạch, quyết tâm dài hơi, biện pháp mạnh mẽ với nguồn lực lớn hơn.

"Đề nghị UBND TP nghiên cứu đến các giải pháp khác mang tính bền vững hơn. Cụ thể, TP có thể xem xét cống hóa một số sông có tính chất là kênh mương thoát nước, ngay cả như Tô Lịch, Kim Ngưu", ông Tuấn đề xuất.

cong hoa To Lich anh 1
Cống hóa một số dòng sông bị ô nhiễm đã được Hà Nội nghĩ đến từ nhiều năm trước. Ảnh: Sơn Hà.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Minh Đức, đại biểu quận Thanh Xuân, lại cho rằng các đô thị lớn trên thế giới còn phải tìm cách khơi lại sông tự nhiên, đào thêm các con sông nhân tạo. Hà Nội có sông lại đem lấp đi thì rất lãng phí.

Ông thừa nhận những khó khăn trong xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch nhưng không phải cứ cống hóa là có thể giải quyết mọi việc.

"Ở Hà Nội quý giá nhất là sông và hồ, nó tạo ra cảnh quan, môi trường và là lá phổi xanh của thành phố. Lấp sông và việc trái với tự nhiên, là lấp đi lá phổi xanh, điều hòa không khí của thành phố", vị đại biểu nhận định.

Cũng theo đại biểu quận Thanh Xuân, ngoài giá trị về mặt môi trường, xã hội, Tô Lịch còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử đối với thành phố và con người. Xử lý ô nhiễm con sông theo cách cống hóa sẽ làm triệt tiêu đi các di sản văn hóa, lịch sử cũng như một phần diện mạo của thủ đô.

"Hiện nay, Hà Nội vẫn đang thí điểm một số giải pháp, công nghệ làm sạch sông Tô Lịch như công nghệ sục khí của Nhật hay nghiên cứu gom nước thải 2 bên sông Tô Lịch. Đây là những phương án rất đáng được hoan nghênh, và tôi vẫn kiên trì ủng hộ chúng ta phải làm sống lại sông Tô Lịch", ông nói.

cong hoa To Lich anh 2
Tô Lịch hiện giờ có gần 250 ống nước thải chạy dọc chiều dài con sông. Ảnh: Sơn Hà.

"Không phải cứ cống hóa là giải quyết xong"

KTS Đào Ngọc Nghiêm (nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội), Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, cho rằng việc để sông Tô Lịch trở thành cống thoát nước đã được Hà Nội nghĩ đến từ hơn 20 năm trước.

"Cống hóa các dòng sông ở Hà Nội và đặc biệt là trong nội đô là vấn đề không phải mới. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị không chỉ chú trọng đến yếu tố cây xanh, mà còn nhiều yếu tố cảnh quan khác như yếu tố mặt nước. Và không phải cứ cống hóa là giải quyết xong vấn đề", KTS Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Ông cho rằng cống hóa một con sông như Tô Lịch không phải đơn giản, TP sẽ phải nghiên cứu, đầu tư nguồn kinh phí rất lớn từ ngân sách.

"Một yếu tố cơ bản của các dòng sông hiện nay là đang tiếp nhận nước mưa và nước thải sinh hoạt trộn lẫn vào nhau. Vậy nếu cống hóa sẽ rất khó đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo tôi, chúng ta nên giữ các con sông như hiện nay để làm phong phú cảnh quan, giảm bớt gánh nặng lên vệ sinh môi trường", ông nêu ý kiến.

Ông cũng cho rằng hiện nay Hà Nội đang thể hiện quyết tâm làm sống lại sông Tô Lịch bằng việc mời các chuyên gia, mua công nghệ từ nước ngoài với kỳ vọng làm sạch nước sông, vậy bàn chuyện "đậy nắp", cống hóa sông Tô Lịch thời điểm hiện tại là không hợp lý. 

"Theo tôi, các giải pháp, công nghệ làm sạch đang cho thấy hiệu quả. Hà Nội cũng đã học tập, đúc rút được những kinh nghiệm trong quá khứ đối với con sông này. Biết đâu, vài năm sau chúng ta lại có hệ thống du lịch đường sông trên Tô Lịch thì sao?", ông Nghiêm cho biết.

Cuối năm 2016, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã đề xuất thành phố cống hóa sông Kim Ngưu làm bãi đỗ xe. Đề xuất tương tự đã từng được nhà đầu tư nêu ra và được các sở, ngành chức năng thành phố trả lời là không phù hợp quy hoạch và không có cơ sở để xem xét.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng không có cơ sở để thực hiện việc này bởi sông Kim Ngưu được xác định là một trong 4 tuyến sông chính (sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu) thuộc lưu vực thoát nước sông Tô Lịch với tổng diện tích khoảng 7.700 ha.

Sông phục vụ thoát nước kết hợp điều hòa, tạo cảnh quan chung cho thành phố nên đề xuất cống hóa sông Kim Ngưu là không hợp lý.

Người dân trải chiếu nghỉ trưa cạnh sông Tô Lịch sau khi xử lý Người dân trải nệm, ghế gấp nằm nghỉ bên đoạn sông Tô Lịch được làm sạch bằng công nghệ lọc nano của Nhật Bản vì không còn ngửi thấy mùi hôi thối.

Đại biểu HĐND Hà Nội đọc thơ, hiến kế cứu sông Tô Lịch

Đại biểu Nguyễn Minh Đức nói TP cần có giải pháp cấp nước, tạo dòng chảy cho Tô Lịch trong khi ý kiến khác đề nghị cống hóa thay vì cố gắng cứu sống con sông.

'Cần chấp nhận Tô Lịch là mương nước để ứng xử phù hợp'

"Sông Tô Lịch chết đơn thuần bởi các điều kiện khách quan, tự nhiên bất lợi. Chính vì vậy, tác động của con người để làm sống lại con sông rất khó khăn", giáo sư Vũ Trọng Hồng nói.


Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm