Theo quyết định của Bộ Chính trị, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
Lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các phó thủ trưởng. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là thủ trưởng cơ quan; các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là phó thủ trưởng cơ quan.
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có 12 vụ, đơn vị (trong đó có 9 vụ địa bàn). Biên chế của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.
Khi cần thiết, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương được trưng tập một số cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Quyết định của Bộ Chính trị nêu rõ 15 nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ.
Trong đó, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, các báo cáo, đề án, các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý...
Tại hội nghị, ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá cao nỗ lực của tập thể lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các vụ, đơn vị trong việc thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18 Trung ương khóa 12 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các vụ, đơn vị, cán bộ, công chức Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện ngay công việc của mình, không để công việc bị gián đoạn, bỏ sót, bị chững lại; phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
“Quán triệt sâu sắc những nhận thức mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, đại tướng Tô Lâm nói trong buổi ra mắt cuốn sách.
Sách có kết cấu hai phần, phản ánh sâu sắc quan điểm an ninh chủ động và toàn diện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Cuốn sách vừa mang tính lý luận, thực tiễn vừa tổng kết, dự báo, có giá trị định hướng hành động. Cán bộ đảng viên đọc sách giúp nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của mình với bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng công an nhân dân đọc sách sẽ hiểu sâu sắc hơn nhiều vấn đề trực tiếp liên quan nhiệm vụ của mình. Tác phẩm chính luận nhưng viết giản dị, trình bày dễ hiểu, cập nhật cuộc sống.
Chỉ đạo mới của Chủ tịch UBND TP.HCM về tinh gọn bộ máy
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát, xây dựng hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy, báo cáo cấp ủy và trình UBND thành phố, trong đó giảm tối thiểu 15% đầu mối.
Dự kiến tên gọi mới nhất của các bộ ngành sau khi tinh gọn
Dự kiến Chính phủ có 14 Bộ: Quốc phòng; Công an; Tư pháp; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Dân tộc và Tôn giáo.
Bộ trưởng Công an yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy công an các cấp
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an, nhấn mạnh nội dung trên tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ trong Công an nhân dân năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025.