Dọc theo ngõ 88 phố Giáp Nhị, nhiều ngôi mộ nằm trước cửa nhà dân. Các ngôi mộ nằm san sát nhau trong diện tích đất sinh hoạt, khoảng cách tới cửa nhà có thể tính bằng vài bước chân. |
Theo ghi nhận, những ngôi mộ cổ này đã có cách đây từ khoảng trăm năm trước, thuộc về nhiều dòng họ khác nhau. |
Sau khi quy hoạch đường làng ngõ xóm, chính quyền vẫn để những ngôi mộ này tồn tại. Người dân cũng không di dời do lo ngại về vấn đề tâm linh. |
Chuyển đến ngõ 88 Giáp Nhị sống đã hơn 10 năm nay, anh Chiến đều dâng lễ, thắp hương tới các ngôi mộ xung quanh nhà mình vào mùng 1 và ngày 15 Âm lịch hàng tháng. Cũng theo anh, thân nhân của người đã khuất chỉ đến thăm vào ngày giỗ hoặc dịp lễ, Tết. |
Một số ngôi mộ không có người đến thăm đã nhiều năm nên người dân tự nguyện nhổ cỏ, dọn dẹp, thắp hương nhằm giữ gìn vệ sinh khu phố và cầu an cho gia đình. “Với quan niệm ‘trần sao âm vậy’, mình không xâm phạm đến người dưới, người dưới cũng vậy nên gia đình tôi chưa bao giờ cảm thấy lo lắng. Thậm chí, sau khi sống ở đây 3 năm, tôi còn quyết định mua nhà sát mộ”, anh Chiến cho biết. |
Khi có vô số ngôi mộ nằm rải rác xen lẫn cùng các ngôi nhà, người dân nơi đây dần quen với việc sống chung với nghĩa địa. |
Tuy nhiên, có trường hợp một ngôi mộ nằm chắn phần lớn mặt tiền của nhà dân. Vì vậy, lối đi của ngôi nhà này chỉ vừa đủ cho một người qua lại. |
Ngoài những ngôi mộ nằm xen kẽ cùng nhiều nhà dân, cũng có ngôi mộ nằm giữa vỉa hè, án ngữ lối di chuyển của người đi bộ. |
Cách ngõ 88 Giáp Nhị khoảng 50 m, nghĩa trang Thịnh Liệt đã được quy hoạch nhưng số lượng mộ quá nhiều nên không thể tập trung hết vào một khu. |
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.