Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con người sẽ đưa ‘mầm mống hủy diệt’ lên sao Hỏa?

Vài thập kỷ nữa con người mới đặt chân lên sao Hoả nhưng giới khoa học cảnh báo, hàng nghìn tỷ vi khuẩn mà con người mang theo có thể đe dọa môi trường nguyên thủy trên hành tinh Đỏ.

Con người sẽ đưa ‘mầm mống hủy diệt’ lên sao Hỏa?

Vài thập kỷ nữa con người mới đặt chân lên sao Hoả nhưng giới khoa học cảnh báo, hàng nghìn tỷ vi khuẩn mà con người mang theo có thể đe dọa môi trường nguyên thủy trên hành tinh Đỏ.

Các nhà khoa học cho biết, một số lượng khổng lồ khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn sẽ đồng hành cùng phi hành gia khi họ đổ bộ lên sao Hỏa.

Ảnh minh họa về viễn cảnh con người đặt chân lên sao Hỏa.

Trong khi những vi khuẩn này đã tiến hoá trong hàng ngàn năm qua để giúp con người làm mọi thứ từ tiêu hoá thức ăn đến bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công của các loại vi trùng thì một khi lên sao Hoả sẽ khó hình dung được sự phản ứng của chúng với môi trường trên hành tinh này.

"Chúng ta phải có trách nhiệm với sự sống trên hành tinh Đỏ. Nếu các phi hành gia ở đó, sẽ không có cách nào khử trùng được họ. Họ sẽ thải ra hàng nghìn vi khuẩn mỗi giây. Đó thực sự là một vấn đề lớn, có thể hủy diệt sự sống trên sao Hỏa", Cynthia Phillips thuộc Viện Tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất (SETI) nhấn mạnh.

Chuyên gia này nói thêm, trong khi những thiết bị máy móc hiện đại như tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm 15/8 cũng chỉ có thể khử trùng một cách tương đối để đảm bảo khoảng trên 300.000 mầm vi khuẩn có thể lan truyền vào môi trường hành tinh Đỏ, thì sẽ không có cách nào để "gột sạch" hoàn toàn con người.

Mặc dù còn nhiều thập kỷ nữa con người mới có thể đặt chân lên sao Hoả, nhưng cũng may là các cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ cũng đã nghĩ đến biện pháp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm đối với môi trường hành tinh này.

Thậm chí Uỷ ban về Nghiên cứu Không gian vũ trụ đã thiết lập một nghị định thư vào năm 2008 nhằm bảo vệ Trái Đất khỏi bất kỳ sự ô nhiễm nào từ sao Hỏa và ngược lại. Nghị định thư được đưa ra sau khi các công ty tư nhân hy vọng sẽ đưa con người lên sao Hỏa trong khoảng 2 thập kỷ tới.

Dữ liệu tàu thăm dò Curiosity thu thập được về bề mặt sao Hỏa kết hợp với những khám phá bằng thiết bị máy móc trong tương lai có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn về sự nhạy cảm của bề mặt hành tinh Đỏ trước sự ô nhiễm từ bên ngoài.

Elon Musk, nhà sáng lập đồng thời cũng là CEO của Công ty thám hiểm không gian tư nhân SpaceX, bày tỏ hy vọng sẽ đưa các phi hành gia lên sao Hỏa trong vòng 15 năm tới. Công ty Mars One của Hà Lan mong muốn đưa con người lên hành tinh Đỏ vào năm 2023.

Theo Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967, các quốc gia phải có trách nhiệm với các hoạt động liên hành tinh của các công ty tư nhân trong biên giới nước mình và có thể phải ra toà án quốc tế nếu bị cáo buộc làm ô nhiễm hành tinh khác.

Thanh Hương

Theo Infonet

Thanh Hương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm