Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con đường giúp nghệ sĩ thăng tiến trong thời đại âm nhạc trực tuyến

“Giải mã ngành công nghiệp âm nhạc” giúp người nghệ sĩ tìm được các cộng sự hiệu quả nhất, tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất.

Cuốn Giải mã ngành công nghiệp âm nhạc của tác giả, luật sư Donald S. Passman (người có hơn 40 năm hành nghề luật chuyên về ngành âm nhạc). Đây là ấn bản thứ 10 của cuốn All you need to know about the music business (Tất cả những gì bạn cần biết về ngành công nghiệp âm nhạc). So với các ấn bản trước, ấn bản này có bổ sung nhiều nội dung mới, cập nhật nhiều số liệu thống kê về ngành công nghiệp âm nhạc hiện tại.

Giai ma nganh cong nghiep am nhac anh 1

Sách Giải mã ngành công nghiệp âm nhạc. Nguồn: A.B.

Những thay đổi của ngành công nghiệp âm nhạc

Theo Passman, vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp âm nhạc thay đổi nhanh chóng. Những dịch vụ phát hành nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music, Amazon Music, YouTube và những dịch vụ tương tự đã cách mạng hóa cách con người ta tiêu thụ âm nhạc.

Nếu như trước kia, âm nhạc sinh ra lợi nhuận bằng bán một số thứ và bán đĩa là một hoạt động chính của ngành kinh doanh âm nhạc, thì hiện nay việc kinh doanh không chỉ tập trung vào bán hàng, bởi trong thế giới phát hành nhạc trực tuyến, việc kiếm tiền phụ thuộc vào số lượng lượt nghe.

Vào năm 1999, được xem là thời kỳ đỉnh cao của kinh doanh âm nhạc, một người mua đĩa CD âm nhạc chi khoảng 45 USD cho mỗi năm. Ngày nay, với các gói thuê bao trung bình 7 USD mỗi tháng, một người yêu nhạc sẽ trả 84 USD mỗi năm. Điều đó cũng có nghĩa là nhạc trực tuyến kiếm được nhiều tiền hơn trên mỗi người dùng.

Hơn nữa, với việc số lượng thuê bao đang gia tăng trên toàn thế giới, nhạc trực tuyến còn mang tới một phạm vi khách hàng rộng lớn chưa từng có. Vậy nên, thật dễ hiểu ngành công nghiệp này đang lớn mạnh hơn bao giờ hết.

Tác giả sách cũng cho biết vài năm gần đây vì có sự chuyển biến đột ngột đó, nên khái niệm “album” đang bị thách thức. Trong thời đại nhạc trực tuyến, khi người yêu nhạc có xu hướng chỉ nghe những bài hát mình thích thì album có nghĩa là gì? Tại sao các nghệ sĩ vẫn nên bận tâm đến việc thực hiện các album dù họ có thể phát hành từng bài hát? Và nếu album biến mất, điều đó có ý nghĩa gì với các hợp đồng thu âm - loại hợp đồng luôn chuyển giao và phát hành album?... Những câu hỏi này cho thấy cách ngành kinh doanh âm nhạc cũng đang “xoay chuyển như một khối rubik”.

Bên cạnh thay đổi nhanh chóng trên, còn có một vấn đề lớn, mang tính chất bao trùm, đó là mối quan hệ cộng sinh giữa những người liên quan, giữa ca sĩ và nhà quản lý, giữa nhạc sĩ và công ty phát hành, giữa người phối khí và nhà sản xuất, giữa nghệ sĩ và fanclub, giữa người soạn nhạc và nhà làm phim…

Giai ma nganh cong nghiep am nhac anh 2

Tác giả Donald S. Passman. Nguồn: billboard.

Để sự nghiệp của người nghệ sĩ đi lên

Trong cuốn sách, Passman cung cấp bức tranh tổng quát, cập nhật về ngành công nghiệp âm nhạc, từ phát hành nhạc trực tuyến đến cách tính toán phí bản quyền nâng cao, từ những điều cơ bản về bản quyền đến những khoản thu nhập khác từ phát hành, từ tổng quát về âm nhạc trong điện ảnh đến các thỏa thuận với nhạc sĩ sáng tác bài hát trong phim…

Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những lời khuyên đối với người nghệ sĩ (ca sĩ, nhạc sĩ) trong từng trường hợp cụ thể. Đó là tuyển chọn đội ngũ cố vấn cho nghệ sĩ; soạn hợp đồng thu âm, lưu ý các thỏa thuận giữa nhạc sĩ, đồng phát hành và quản lý; đăng ký và bảo vệ tên nhóm nhạc; chuẩn bị hàng hóa bán lẻ, bán trực tiếp trong chuyến lưu diễn; thỏa thuận với người soạn nhạc….

Để giúp sự nghiệp của người nghệ sĩ đi lên, theo tác giả bắt buộc anh ta phải tìm được đội ngũ cố vấn (người quản lý cá nhân, người quản lý kinh doanh, luật sư, người đại diện) am hiểu cả nghệ thuật và kinh doanh.

Bên cạnh đó để số dư tài khoản của nghệ sĩ thăng tiến, đồng nghĩa tiền lương, doanh thu của những người công tác trong ngành công nghiệp âm nhạc (nhà quản lý, hãng thu âm, công ty phát hành…) tăng cao, bắt buộc họ phải thấu hiểu về ngành kinh doanh các bản thu âm, về tạm ứng và thu hồi, về thỏa thuận, hợp đồng thu âm, về bản quyền, về các nguồn thu nhập chính của nhạc sĩ sáng tác và công ty phát hành, về biểu diễn cá nhân, lưu diễn, về hàng hóa bán lẻ, hàng hóa bán trực tiếp tới khách hàng, về fanclub, về thỏa thuận với người soạn nhạc cho phim…

Giai ma nganh cong nghiep am nhac anh 3

Nghe nhạc trực tuyến trên điện thoại. Nguồn: harson.

Tác giả đưa ra các con số tham chiếu trong ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ, ví dụ người quản lý nghệ sĩ thường nhận 15-20% thu nhập của nghệ sĩ mới; phí sáng tác bài hát trong phim thường vào khoảng 25.000-50.000 USD.

Hay như việc nếu có một video âm nhạc, hãng thu âm và hãng phim thường chia chi phí 50/50; đối với các album tùy chọn, nghệ sĩ có thể đưa ra phần trăm bản quyền cao hơn - tăng thêm 0,5-1% trong cả mức cơ bản và trong bất kỳ mức phần trăm gia tăng nào…

Đối với khai thác nghe nhìn (ngày nay chủ yếu là các video trực tuyến), các nhà sản xuất thường nhận một nửa giá sản phẩm. Lý thuyết là bản thu âm gốc chỉ là một nửa sản phẩm (phần video là một nửa còn lại). Ví dụ, nếu nhà sản xuất có phí bản quyền 3% và YouTube phát trực tiếp video, nhà sản xuất sẽ nhận được 1,5% doanh thu.

Tương tự, với các video, việc chi trả không được hồi tố cho tới bản đầu tiên, nhưng có tiềm năng hơn sau khi đã thu hồi được các chi phí làm video…

Ngoài ra, tác giả cũng có những tính toán chi tiết về quyền biểu diễn và tác quyền trong việc phát nhạc trực tuyến và các lượt tải nhạc trên điện thoại, từ các lượt tải vĩnh viễn, đến phát thanh trực tuyến không tương tác, hay phát thanh trực tuyến có tương tác (phát trực tuyến theo yêu cầu), hoặc phát trực tuyến video.

Bên cạnh đó là những khoản thu nhập khác từ phát hành gồm: Lệ phí: Các dịch vụ phát trực tuyến (Netflix, Amazon, Hulu…), quảng cáo, trò chơi video, các ứng dụng; Các gói dịch vụ: Nhạc chuông và nhạc chờ, podcast, chi phí cho nhà phát hành thứ cấp, các bản cover, phí bản quyền biểu diễn, phần cho dịch thuật; Âm nhạc được in ấn: Phí bản quyền, quyền in ấn kỹ thuật số…

Tóm lại, Giải mã ngành công nghiệp âm nhạc là một cẩm nang giúp những người tham gia ngành công nghiệp âm nhạc, trong đó có những nghệ sĩ tìm được các cộng sự hiệu quả, tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn với chi phí thấp.

Giải mã người đứng sau ngành công nghiệp điện ảnh tỷ đô toàn cầu

Cuốn sách “Robert Paul and the Origins of British Cinema” viết về một nhân vật khó nắm bắt nhưng rất quan trọng trong lịch sử thời kì đầu của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới.

‘Giải mật ngoại hạng Anh’ và câu chuyện phát triển bóng đá Việt Nam

Từ việc phân tích bức tranh của giải Ngoại hạng Anh, các diễn giả bước đầu bàn luận đến việc kinh doanh của bóng đá nước nhà.

Những xu hướng làm thay đổi ngành công nghiệp xuất bản

Sau biến cố vì đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp xuất bản toàn cầu sẽ phải thay đổi cách thức hoạt động để đứng vững trong tương lai.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm