Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con được nâng điểm bất thường, bố mẹ khỏi lên chức

Đây là chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Sơn La với cán bộ, công chức, đảng viên có sai phạm hoặc có con được nâng điểm bất thường trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Sơn La về xem xét, xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên liên quan các sai phạm trong đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức khi tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cán bộ, công chức, đảng viên phải bám vào Quy định 889 của Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Với tinh thần ấy, trong toàn tỉnh sẽ chưa xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, khen thưởng, bổ sung quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc nâng điểm cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La khi chưa có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La cho biết liên, quan đến sự việc nghiêm trọng này không chỉ có số cán bộ giáo dục trực tiếp tham gia hội đồng chấm thi, quản lý bài thi, mà còn rất nhiều bố, mẹ các học sinh được nâng điểm bất thường. Cụ thể, có tới 21 trong tổng số 44 thí sinh được nâng điểm là con của cán bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Trong vụ gian lận thi này, tới nay cơ quan tố tụng chỉ truy tố hình sự được tám trường hợp, gồm sáu cán bộ giáo dục và hai sĩ quan công an tham gia hội đồng chấm thi. Một số cán bộ giáo dục khác cũng tham gia các công tác liên quan đến kỳ thi đang bị kiểm điểm do có hành vi vi phạm cụ thể, nhưng chưa cấu thành tội phạm.

Với số cha, mẹ thí sinh được nâng điểm, mặc dù có lời khai một vài trường hợp đã chi tiền chạy điểm, nhưng đến nay họ không thừa nhận, nên chưa thể xử lý hình sự, hành chính. Vì vậy, các biện pháp xử lý của Đảng, bao gồm cả biện pháp tổ chức như dừng đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch… có thể là “chế tài” duy nhất cho số cán bộ mất uy tín này.

Công an vào cuộc vụ thí sinh Sơn La 'chơi' điện thoại ở phòng chờ thi

Ở điểm thi Mai Sơn (Sơn La), một thí sinh mang điện thoại vào phòng chờ sau khi thi xong. Cơ quan công an đang làm việc với thí sinh này và kiểm tra chiếc điện thoại.


https://plo.vn/thoi-su/con-duoc-nang-diem-bat-thuong-bo-me-khoi-len-chuc-847948.html

Theo Nghĩa Nhân/Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm