Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con béo phì vì bố mẹ mắc bẫy tăng cân

Cha mẹ mong muốn con phát triển cả chiều cao lẫn cân nặng. Nhưng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng dư thừa các món ăn bổ dưỡng và giàu chất béo để tăng cân có là giải pháp tốt?

Sợ con mình... ốm hơn bé hàng xóm

Các bậc cha mẹ thường có tâm lý lo sợ con mình thua kém con hàng xóm, lấy sự tròn trĩnh của đứa trẻ nhà bên là tiêu chí chăm sóc cho con mình. Do đó, các mẹ hay bồi bổ thêm sau khi con đi học về bằng những món ăn đắt tiền như thức ăn nhanh và váng sữa, vì nghĩ rằng khẩu phần ăn tại trường vẫn chưa đủ chất. Thấy con thích ăn, cha mẹ vui mừng và cho con ăn liên tục mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của những bữa ăn này.

Trên thực tế, tâm lý so sánh này là một cách ứng xử và chăm sóc con sai lầm. Nếu cha mẹ quá chú trọng vào việc phát triển cân nặng của trẻ, vô tình sẽ khiến trẻ đứng trước nguy cơ mắc bệnh béo phì vì sự “vỗ béo” không đúng cách, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con sau này.

Mẹ cần dành cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với thể trạng của trẻ.
Mẹ cần dành cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với thể trạng của trẻ.

Theo kết quả của một điều tra được tiến hành trên những trẻ thừa cân béo phì tại Hà Nội, có đến 53% ông bố bà mẹ có con rơi vào tình trạng này, nhưng không hề biết và vẫn tiếp tục bồi bổ cho con.

Họ không lường được nhiều mối nguy hại đang rình rập trẻ từ sự “bụ bẫm” này . Điều này cho thấy, hiện nay vẫn còn nhiều bậc cha mẹ vô tư cho con ăn theo sở thích với nhiều tinh bột và chất béo mà không biết trẻ đã mắc bệnh béo phì.

Con dao hai lưỡi từ thực phẩm giàu chất béo

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, sự thay đổi về cơ cấu khẩu phần ăn cho trẻ ở các đô thị hiện hay là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ trẻ em béo phì.

Khẩu phần ăn có hàm lượng chất béo đã lên đến xấp xỉ 30% năng lượng, do xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt nhiều chất béo và chất đường. Trong khi đó, các vi dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển thể chất như vitamin A, D, K2, canxi, sắt… thì lại không được đáp ứng.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định tăng cân là một con dao hai lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định tăng cân là một con dao hai lưỡi đối với sự phát triển lâu dài của trẻ.

Các loại thức ăn nhiều chất béo và đường như thức ăn nhanh, váng sữa là một trong những loại thực phẩm trẻ rất thích nhưng lại chứa nhiều chất béo. Váng sữa có hàm lượng chất béo chiếm đến 70% thành phần sản phẩm, trong khi chưa đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tư cho trẻ ăn 2-3 hộp/ngày vì cho rằng con ăn được nhiều sẽ càng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một hệ tiêu hóa còn rất non yếu, trẻ có thể bị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… Về lâu về dài trẻ sẽ có nguy cơ béo phì và các bệnh lý liên quan đến béo phì như nhồi máu cơ tim, huyết áp, tiểu đường.

Giải pháp từ tỷ lệ đạm béo cân bằng

Theo khuyến nghị của Viện nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi có tỷ lệ các chất dinh dưỡng là 13,6% đạm; 37,5% béo; 48,9% đường và trẻ từ 4-6 tuổi là 13,5% đạm; 22,5% béo; 64% đường. Số liệu này cho thấy, tỷ lệ đạm và béo phù hợp cho trẻ phải ở mức xấp xỉ cân bằng với tỷ lệ 1:1.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các vitamin như vitamin K2 , A, D, canxi và các men tiêu hóa cần thiết khác. Trong đó K2 loại vitamin ít được các bậc phụ huynh quan tâm nhưng lại đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hấp thụ canxi vào xương, làm tăng mật độ xương cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải chú trọng hơn nữa việc tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm cho con mình. Nhất là những bữa ăn phụ tưởng chừng không quan trọng nhưng lại là một công cụ rất tốt để giúp trẻ đạt được một hệ dưỡng chất cân bằng. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, bổ sung rau xanh, trái cây, thay váng sữa bằng phô mai tươi, sữa chua và tăng cường vận động giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.

Nhiều bậc cha mẹ đã thành công khi xây dựng cho trẻ một hệ dưỡng chất cân bằng và hoàn thiện từ bữa phụ với phô mai tươi.
Nhiều bậc cha mẹ đã thành công khi cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hoàn thiện từ bữa phụ với phô mai tươi.

Phô mai tươi là một chế phẩm từ sữa với thành phần dinh dưỡng cân bằng thường được chọn làm món tráng miệng của các mẹ phương Tây. Hiện nay tại Việt Nam đã có đơn vị cho ra mắt dòng phô mai tươi với dinh dưỡng cân bằng, giúp bé tăng cân khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.

Tăng cân là việc vô cùng cần thiết với trẻ nhỏ, tuy nhiên quan trọng hơn cả là các bậc cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng để giúp trẻ phát triển cân đối cả về chiều cao lẫn cân nặng.

Những điều bạn chưa biết về váng sữa

- Váng sữa có thành phần dinh dưỡng không cân bằng: 6,4% đạm - 64,6% béo - 28,9% đường.

- Sử dụng nhiều váng sữa sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy do chất béo chủ yếu từ nguồn bơ trong sữa.

- Trẻ hấp thụ thức ăn tốt và thể trạng khá mập sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì nếu như sử dụng nhiều váng sữa.

Tư liệu: Giá Trị Thật

Bạn có thể quan tâm