Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cổ phiếu từng đắt đỏ nhất sàn chứng khoán lao dốc 90%

Giá trị vốn hóa của Licogi 14 bốc hơi hơn 10.000 tỷ đồng khi thị giá L14 đang liên tục dò đáy mới sau giai đoạn thăng hoa cuối năm 2021.

Trong giai đoạn "tiền rẻ" lên ngôi, hàng loạt cổ phiếu đã được đẩy lên các mức định giá cao ngất ngưởng rồi lại lao dốc không phanh. Nổi bật nhất trong số đó là mã L14 của công ty Licogi 14 với đồ thị "cây thông" điển hình.

Cổ phiếu này bắt đầu bứt phá kể từ tháng 10/2021 tại vùng quanh 70.000 đồng lại dựng đứng lên mức đỉnh lịch sử khoảng 383.000 đồng (giá trước điều chỉnh cổ tức là 484.000 đồng). Thị giá này giúp L14 trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất trên các sàn chứng khoán Việt Nam (HoSE, HNX và UPCoM).

Cổ phiếu có giai đoạn phân phối trong các tháng đầu năm 2022 và bắt đầu tạo mô hình "cây thông" khi rơi tự do kể từ cuối tháng 3, sau khi các vụ việc tiêu cực trên thị trường chứng khoán và trái phiếu xuất hiện.

Licogi 14,  co phieu,  ban thao anh 1

Cổ phiếu L14 tạo mô hình cây thông với mức lao dốc 90% từ đỉnh. Đồ thị: TradingView.

KẾT QUẢ KINH DOANH THEO QUÝ CỦA LICOGI 14

Nhãn Quý I/2021 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2022 Quý II Quý III
Lãi sau thuế Tỷ đồng 8.5 22.9 14.9 325.7 112 -346.3 8.1

Tính đến cuối ngày 1/11, thị giá L14 tính theo mức điều chỉnh chỉ còn 37.400 đồng, tức mất hơn 90% từ vùng đỉnh. Giá trị vốn hóa theo đó cũng bốc hơi tương ứng hơn 10.000 tỷ đồng về dưới mức 1.300 tỷ đồng. Thị giá này khiến L14 nhanh chóng rời khỏi danh sách các cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán.

Thực tế cổ phiếu biến động có liên quan khá mật thiết với kết quả kinh doanh. Mặc dù có mảng kinh doanh truyền thống là xây dựng và bất động sản, Licogi 14 thời gian qua còn đẩy mạnh đầu tư chứng khoán vào các cổ phiếu nóng như DIG, CEO...

Việc "đánh chứng khoán" hiệu quả trong năm 2021 giúp kết quả kinh doanh vụt sáng. Công ty dù có doanh thu thuần 56 tỷ đồng nhưng vẫn báo lãi kỷ lục 326 tỷ đồng trong quý IV/2021. Lũy kế cả năm 2021 đạt doanh thu 167 tỷ và lợi nhuận cao nhất lịch sử 371 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu đảo chiều khi bước sang năm 2022. Lợi nhuận công ty giảm còn 112 tỷ đồng trong quý I và đặc biệt lỗ kỷ lục 346 tỷ đồng trong quý II do đợt lao dốc chung của thị trường chứng khoán, sau đó hồi phục trong quý III.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Licogi 14 vẫn ghi nhận doanh thu thuần tăng gấp rưỡi lên mức 129 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chi phí tăng cao dẫn đến mức lỗ ròng 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 39 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9, danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 có giá gốc hơn 105 tỷ đồng, không thay đổi so với cuối quý liền trước. Trong đó, Licogi 14 đang phải trích lập dự phòng giảm giá 69 tỷ đồng, tương đương danh mục tạm lỗ 65%.

Trước diễn biến cổ phiếu lao dốc, lãnh đạo Licogi14 đang có phản ứng trái chiều. Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Gia Lý vừa thông báo đăng ký mua 500.000 cổ phiếu L14 trong tháng 11, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu dự kiến lên gần 2,7 triệu đơn vị.

Trong khi bà Nguyễn Thúy Ngư, chị gái thành viên Hội đồng quản trị Nguyễn Mạnh Tuấn (giới đầu tư thường gọi là thầy A7) lại đăng ký bán 705.695 cổ phiếu L14 vì nhu cầu cá nhân, thời gian thực hiện trong khoảng 3/11-2/12.

Cổ phiếu Hòa Phát giao dịch kỷ lục

Cổ phiếu quốc dân tiếp tục bị bán tháo với khối lượng cao kỷ lục hơn 81,5 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại đã bán ròng hơn 34 triệu cổ phiếu.

Giá cổ phiếu Thaiholdings rơi hơn 85% từ đầu năm

Thị giá cổ phiếu THD của Thaiholdings trên thị trường chứng khoán đang rơi theo đà giảm của lợi nhuận, hiện đã xuống vùng thấp nhất kể từ năm 2020.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm