Dù cổ phiếu này đạt hiệu suất ấn tượng trong năm ngoái, sự sụt giảm gần đây là tín hiệu đáng lo ngại. Điều này dẫn đến xu hướng bán cổ phiếu MSFT của các nhà đầu tư lớn. Câu hỏi đặt ra là việc bán tháo cổ phiếu Microsoft có phải đến từ sự lo ngại về kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý III? Nếu đúng, điều này có thể đến từ hai khả năng: Nhà đầu tư bi quan về triển vọng của Microsoft hoặc mắc sai lầm khi bán sớm, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội sinh lời khi cổ phiếu tăng giá sau khi công ty công bố thu nhập.
Quyết định mua cổ phiếu Microsoft vào thời điểm nào là một trong những băn khoăn của các nhà đầu tư. |
Trong thị trường tài chính, việc đúng thời điểm, đúng quyết định là cách đầu tư minh bạch. Một năm nữa, nhà đầu tư mua cổ phiếu Microsoft trước hay sau thời điểm công bố kết quả kinh doanh đều không còn quan trọng. Dù tăng hay giảm sau khi công bố thu nhập, cổ phiếu Microsoft vẫn khó có thể tạo ra biến động ngắn hạn đáng kể như nhà đầu tư kỳ vọng trong khoảng thời gian 5 năm. Theo giới chuyên môn, điều này là bản chất của thị trường chứng khoán.
Những biến động trong ngắn hạn thường khó dự đoán và không hợp lý. Thực tế này đã xảy ra với Microsoft khi công ty báo cáo doanh thu, lợi nhuận quý II vượt dự báo, nhưng triển vọng kém lạc quan sau đó vẫn khiến cổ phiếu giảm nhẹ. Tuy nhiên, xu hướng dài hạn của một cổ phiếu thường phản ánh chính xác kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Biến động cổ phiếu của Microsof. Ảnh cắt từ Motley Fool. |
Microsoft được xem là một trong những cổ phiếu đầu tư dài hạn. Dù tăng hay giảm sau khi công bố kết quả kinh doanh vào ngày 25/4, nhà đầu tư vẫn khó dự đoán trước tương lai. Cổ phiếu có thể tăng nhờ triển vọng trong lĩnh vực điện toán đám mây, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu chính của nhà đầu tư lúc này là theo dõi và có biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu cần. Trong trường hợp cổ phiếu Microsoft giảm và kéo dài trong những tuần sau khi công bố kết quả kinh doanh, đợt giảm này có thể trở thành cơ hội đầu tư dài hạn.
Microsoft không chỉ là công ty lớn, mà còn trở thành trung tâm của công nghệ then chốt được mọi người sử dụng hàng ngày tại công sở, trường học và thậm chí nhà riêng - chính là máy tính cá nhân. Theo dữ liệu toàn cầu, hệ điều hành Windows của Microsoft chiếm trên 70% thị phần máy tính thế giới và đang tăng trở lại từ giữa năm ngoái. Là nền tảng PC phổ biến, phần mềm và ứng dụng của Microsoft là lựa chọn hàng đầu của người dùng muốn tối ưu hóa hệ thống.
Nhìn từ lĩnh vực điện toán đám mây, dù Amazon dẫn đầu về thị phần, dữ liệu từ Synergy Research Group cho thấy hoạt động của Microsoft đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Hoạt động điện toán đám mây của Microsoft đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. |
Sự phát triển không ngừng của dịch vụ trí tuệ nhân tạo thúc đẩy tốc độ tăng trưởng này. Hiện Microsoft sản xuất các máy tính được phát triển dựa trên trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo (được gọi là Copilot). Một số laptop sắp ra mắt của Microsoft sẽ được tích hợp bộ xử lý thần kinh có khả năng xử lý các tác vụ AI thay vì chỉ dựa trên đám mây.
Nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush từng nhận định: “Đây là thời khắc iPhone của Microsoft với AI, sẵn sàng thay đổi quỹ đạo phát triển điện toán đám mây của công ty trong vài năm tới”. Quan điểm của Ives là sản phẩm máy tính xách tay mới sẽ tạo ra bước đột phá cho Microsoft tương tự cách iPhone biến Apple thành một trong những công ty thành công và lớn mạnh nhất mọi thời đại.
Điều này là cơ sở để cộng đồng phân tích đưa ra dự báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số của Microsoft trong những năm tới.