Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có một bức ảnh tuyệt đẹp khác của hố đen vũ trụ

Kính thiên văn Event Horizon không phải là dự án duy nhất theo đuổi hố đen ở trung tâm thiên hà Messier 87.

Ngoài bức ảnh thực đầu tiên của hố đen vũ trụ gây xôn xao thế giới trong tuần này, còn một dự án khác cho ta cái nhìn toàn diện hơn về những gì bao quanh hố đen khổng lồ mà loài người vừa được "cận cảnh".

Trong khi Event Horizon tập trung vào khu vực chân trời sự kiện của hố đen ở trung tâm Messier 87, Đài quan sát tia X Chandra của NASA lại theo đuổi mục tiêu có kích thước rộng lớn hơn ở cùng vị trí. Kết quả họ đã chụp được bối cảnh tuyệt đẹp bao quanh hố đen.

anh chup ho den vu tru anh 1
Bức ảnh chụp dãy hạt mang năng lượng cao bao quanh hố đen tại trung tâm thiên hà Messier 87. Ảnh: Chandra.

Bức ảnh vừa được công bố trên blog của cơ quan này là khung cảnh tuyệt đẹp về dãy hạt mang năng lượng cao được sinh ra bởi từ trường và lực hấp dẫn cực mạnh xung quanh hố đen. Nó kéo dài đến hơn 1.000 năm ánh sáng tính từ trung tâm thiên hà Messier 87.

Một cách đơn giản, nếu xem thiên hà Messier 87 như một cây kèn Saxophone đang được thổi thì bức ảnh hố đen của dự án Event Horizon là ảnh cận cảnh ống ngậm kèn (Mouthpiece), nguồn gốc phát ra âm thanh còn bức ảnh của Chandra chụp lại các sóng âm lan tỏa khắp phòng hòa nhạc.

Chandra đã theo dõi Messier 87 từ năm 1999. Đây một thiên hà hình elip, nằm trong cụm thiên hà Xử Nữ, cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã biết rằng có một hố đen siêu lớn nặng gấp vài tỷ lần khối lượng Mặt trời nằm ở trung tâm của Messier 87.

Bao quanh thiên hà hình elip là một vùng khí nóng nhiều triệu độ, phát sáng rực rỡ dưới ánh sáng tia X. Các nghiên cứu của Chandra về khu vực khí nóng này đã giúp các nhà thiên văn hiểu biết sâu sắc về hành vi và tính chất của lỗ đen khổng lồ. Chẳng hạn như các nhà thiên văn học đã sử dụng dữ liệu Chandra để khám phá các gợn sóng trong vùng khí nóng, cung cấp bằng chứng cho các vụ nổ lặp đi lặp lại từ lỗ đen khoảng 6 triệu năm một lần.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng Chandra để có thêm thông tin về Messier 87 trong cuộc quan sát vào tháng 4/2017. Dữ liệu X quang cùng với ảnh sóng radio do Kính thiên văn Event Horizon chụp được và những thông tin khác đã giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về phát xạ năng lượng cao phóng ra ở chân trời sự kiện, ranh giới giữa những gì có thể và không thể thoát ra ranh giới hấp dẫn của một lỗ đen .

Bức ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được chụp như thế nào? Bức ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được chụp bởi 8 kính thiên văn lớn nhất Trái Đất và được đồng bộ hóa một cách siêu chính xác.

Lỗ đen có bóp méo được thời gian?

Nếu muốn du hành tới tương lai, bạn hãy lên phi thuyền không gian, bay tới gần một hố đen. Khi trở về Trái đất, rất có thể hàng nghìn năm đã trôi qua.

Nguyễn Hiếu

Theo Chandra

Bạn có thể quan tâm