Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơ hội nào cho sự sống khi vũ trụ bị hủy diệt?

Các nhà khoa học đưa ra giả thiết khi vũ trụ của chúng ta hấp hối, việc sử dụng lỗ sâu đục để mở cánh cổng chạy thoát tới một vũ trụ ấm áp hơn nhiều.

Ý nghĩa trong một vũ trụ hữu hạn

Cuối cùng, tôi tin rằng chính chúng ta là người tạo ra ý nghĩa riêng mình trong vũ trụ này.

Sẽ là quá đơn giản và dễ dàng nếu ngoái cổ trông ngóng một vị đạo sư hạ sơn mang theo ý nghĩa của vũ trụ. Để hiểu và đánh giá được ý nghĩa của sự sống cần phải có rất nhiều nỗ lực. Còn sự dâng sẵn nó cho chúng ta sẽ làm tiêu tan toàn bộ mục đích của ý nghĩa. Nếu ý nghĩa của sự sống là có sẵn và miễn phí thì nó sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa. Mọi thứ có ý nghĩa phải là kết quả của tranh đấu và hy sinh, và đáng để chúng ta chiến đấu vì nó.

Nhưng rất khó để biện hộ rằng vũ trụ có ý nghĩa nếu bản thân vũ trụ rồi cuối cùng sẽ diệt vong. Theo một nghĩa nào đó, vật lý học đã tuyên bản án tử hình cho vũ trụ.

Phuong trinh cua chua anh 1

Vũ trụ sẽ có ngày tận thế?. Ảnh: Pixabay/Pexels.

Đi tìm ý nghĩa trong vũ trụ

Bất chấp những cuộc thảo luận bác học về ý nghĩa và mục đích trong vũ trụ, có lẽ đều là vô ích cả, bởi vì vũ trụ đã bị phán quyết là sẽ cáo chung trong vụ Big Freeze. Theo nguyên lý II của nhiệt động lực học, vạn vật trong một hệ kín rồi sẽ phân hủy, gỉ sét hay tan rã. Trật tự tự nhiên của các vật là sẽ suy sụp và cuối cùng ngừng tồn tại. Một điều không thể tránh khỏi là mọi thứ sẽ phải chết khi chính bản thân vũ trụ chết đi. Như vậy, mọi ý nghĩa mà chúng ta gán cho vũ trụ cuối cùng cũng sẽ bị quét sạch khi vũ trụ không còn tồn tại nữa.

Nhưng một lần nữa, có lẽ sự hòa nhập của lý thuyết lượng tử với thuyết tương đối sẽ cung cấp một điều khoản giải thoát. Chúng ta nói rằng nguyên lý II nhiệt động lực học đã phán quyết án tử cho vũ trụ trong một hệ kín. Từ khóa ở đây là kín. Trong một vũ trụ mở, nơi năng lượng có thể đi vào từ bên ngoài thì nó có thể đảo ngược nguyên lý II.

Ví dụ, một máy điều hòa nhiệt độ dường như vi phạm nguyên lý II bởi vì nó lấy không khí nóng hỗn loạn vào và làm lạnh nó. Nhưng máy điều hòa không khí nhận năng lượng từ bên ngoài, từ một bơm, và do đó nó không phải là một hệ kín. Tương tự, ngay cả sự sống trên Trái đất dường như cũng vi phạm nguyên lý II, bởi vì nó chỉ mất hơn chín tháng để biến hamburger và khoai tây chiên thành một đứa bé, một điều thật kỳ diệu.

Vậy tại sao sự sống lại có thể xuất hiện và sinh sôi trên Trái đất? Bởi vì chúng ta có nguồn năng lượng bên ngoài, đó là Mặt trời. Trái đất không phải là một hệ kín, do đó ánh sáng tới từ Mặt trời cho phép chúng ta trích xuất năng lượng Mặt trời để tạo ra thực phẩm cần thiết nhằm nuôi lớn một đứa bé. Do đó, bản thân nguyên lý II nhiệt động lực học có một điều khoản giải thoát. Ánh sáng Mặt trời đã làm cho quá trình tiến hóa tới các dạng sống bậc cao hơn có thể diễn ra.

Cũng tương tự thế, việc sử dụng lỗ sâu đục để mở cánh cổng tới các vũ trụ khác là điều khả dĩ. Vũ trụ chúng ta nhìn có vẻ là một hệ kín. Nhưng một ngày kia, khi phải đối mặt với ngày tận thế của vũ trụ, biết đâu hậu duệ của chúng ta có thể sử dụng các bí quyết khoa học khủng của chúng để khai thông các kênh năng lượng dương, mở ra một đường hầm xuyên không gian và thời gian, rồi dùng năng lượng âm (từ hiệu ứng Casimir lượng tử) để làm cho cánh cổng này trở nên bền vững. Một ngày nào đó các hậu duệ của chúng ta sẽ làm chủ được năng lượng Planck, năng lượng mà ở đó không gian và thời gian trở nên không bền, và dùng công nghệ tân tiến nhất của chúng để thoát khỏi vũ trụ đang hấp hối của chúng ta.

Theo cách đó, hấp dẫn lượng tử, thay vì là một bài tập trong toán học của không-thời gian mười một chiều, trở thành chiếc xuồng cứu sinh nhiều chiều cho phép sự sống có trí tuệ né tránh được nguyên lý II nhiệt động lực học và chạy thoát tới một vũ trụ ấm áp hơn nhiều.

Như vậy, lý thuyết dây không chỉ là một lý thuyết toán học đẹp đẽ, mà còn hơn thế nhiều. Sau hết, nó có thể là sự cứu rỗi duy nhất đối với chúng ta.

Michio Kakau/NXB Trẻ

SÁCH HAY