Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có gì bên trong căn phòng bí mật của thư viện lớn thứ ba thế giới?

Những năm 1890, vua thép Andrew Carnegie đầu tư số tiền lớn để tạo ra hệ thống Thư viện Công cộng New York, Mỹ và các căn phòng bí mật. Đây là chỗ ở cho hàng trăm công nhân.

Thư viện Công cộng New York là thư viện lớn thứ ba trên thế giới. Được thành lập năm 1895, đến nay, nơi đây lưu trữ gần 55 triệu đầu mục sách, phục vụ hơn 17 triệu độc giả và hàng triệu người đọc trực tuyến mỗi năm.

Tuy nhiên, ít ai biết ở tầng cao nhất của thư viện này đã từng có một căn phòng bí mật chứa tới hàng trăm công nhân.

can phong bi mat cua thu vien anh 1

Thư viện Công cộng New York chi nhánh Front Washington trong ngày khai trương năm 1914. Ảnh: New York Public Library.

Chi hàng triệu USD làm thư viện và chỗ ở cho người đốt lò

Những năm 1890, vua thép Andrew Carnegie đầu tư 5,3 triệu USD (tương đương giá trị 100 triệu USD ngày nay) để tạo ra hệ thống các Thư viện Công cộng New York. Đồng thời, số tiền này bao gồm cả chi phí xây dựng những căn phòng bí mật ở tầng cao nhất của thư viện.

Hàng trăm công nhân cùng gia đình của họ chuyển vào sống tại đây. Nhiệm vụ mỗi ngày của những người này là đốt lò, giữ lò sưởi đỏ lửa suốt ngày đêm. Mục đích của việc này là tránh cho hàng nghìn cuốn sách bị hư hỏng vì lạnh giá và ẩm ướt.

Đã từng diễn ra nhiều bữa tiệc lớn nhỏ của nhóm công dân cư trú trong căn phòng. Vào những đêm khác, khi các thư viện đóng cửa, trẻ em sống tại căn phòng có thể ngồi đọc sách một mình khi không phải lau bụi trên kệ hoặc xúc than.

Mùa đông tại New York thường rất khắc nghiệt. Nếu không có những người công nhân làm nhiệm vụ này, các thư viện rộng lớn không thể duy trì độ ấm. Một người phụ nữ lớn lên bên trong thư viện chia sẻ với New York Times rằng câu thần chú của những gia đình ở đây là: “Đừng để lò sưởi tắt”. Nó cho thấy công việc mà các gia đình công nhân phải chịu trách nhiệm khi sinh sống tại căn phòng bí mật.

Kể từ thập niên 70-80, các lò than bắt đầu được nâng cấp. Nhóm người được thuê để đốt lò sưởi cũng không rời đi tìm kiếm việc khác. Những căn hộ bị bỏ trống và các gia đình sống trong thư viện cũng không còn.

Có khoảng 30 căn phòng bí mật trong hệ thống Thư viện Công cộng New York. Tuy nhiên, đến ngày nay, phần lớn các căn phòng này đều đã bị tháo dỡ, chỉ còn sót lại 13 căn hộ như vậy. Nhiều nơi xuống cấp và mục nát, chẳng còn ai đặt chân tới.

can phong bi mat cua thu vien anh 2

Bức ảnh chụp chiếc điện thoại cũ trong tầng 3 của Thư viện Công cộng New York chi nhánh Front Washington. Ảnh: Atlas Obscura.

Những dấu tích còn lại trong các căn phòng bí mật

Theo chân nhiếp ảnh gia Zach Gross của dự án tìm về các căn phòng bí mật tại thư viện công cộng mà Atlas Obscura thực hiện, những hình ảnh ghi lại đều nhuốm màu thời gian.

Ở tầng áp mái của Thư viện Công cộng New York chi nhánh Fort Washington (Manhattan, Mỹ), các căn phòng rộng đến mức khó tin. Các vật dụng cũ kỹ không còn sử dụng được chất đống trong một số căn phòng. Vài cửa sổ bị niêm phong bằng gạch, che đi ánh sáng tự nhiên.

Nhiều năm bị lãng quên khiến các nền gạch vỡ vụn, loang lổ và đổ nát. Lớp sơn và thạch cao dưới sàn, trên tường, trần nhà bong tróc. Thỉnh thoảng lại bắt gặp ở đâu đó tờ tạp chí Time từ những năm 1989 cho thấy dấu vết thời gian úa tàn, nhuốm màu trong căn phòng.

Tại chi nhánh Fort Washington, cấu trúc của thư viện đã được cải tạo với không gian tối và hẹp trên tầng 2. Sau giờ học, đây là nơi dành cho trẻ em và học sinh tới vui chơi, đọc sách.

“Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu đối với không gian thư viện, ngoài những cuốn sách. Tuy nhiên, các căn hộ bí mật trước đây muốn sử dụng được cho mục đích này là điều không mấy dễ dàng”, ông Iris Weinshall, giám đốc điều hành của thư viện chi nhánh Fort Washington chia sẻ với Atlas Obscura.

Căn phòng bị bỏ hoang bên trong thư viện ở New York Hàng chục năm trước, căn phòng này là nơi ở của công nhân làm nhiệm vụ đốt lò than cho Thư viện Công cộng New York, Mỹ. Các lò than dần được thay thế, căn phòng cũng bị lãng quên.

Những vụ trộm sách thư viện đáng lên án trên thế giới

Lấy 7.000 cuốn sách, trộm các tài liệu quý trị giá 8 triệu đô, cắt và lấy cắp các bức tranh trong sách... Đó là những kẻ trộm bất chấp tất cả để trục lợi từ các cuốn sách.

Nhan Nhan

Bạn có thể quan tâm