Chiếc “Máy động lực” được Fujiwara chế tạo năm 2017. Cánh tay robot sẽ “vuốt” liên tục xấp tiền vào mặt nếu cảm biến chuyển động nhận thấy cô bỏ tay khỏi bàn phím. |
Làm việc trong ngành sáng tạo nội dung, Fujiwara nói rằng máy tiếp động lực bằng tiền giúp cô giữ nguồn cảm hứng và tránh xao lãng. |
Thiết bị kỳ lạ khác của Fujiwara có tên “Gậy trắng đau đớn” dành cho người khiếm thị, tự động phát ra tiếng thét khi bị tác động. Một người khiếm thị đã dùng thử gậy của Fujiwara tại ga tàu điện ở Tokyo. Thiết bị hoạt động khá hiệu quả khi liên tục “hét” mỗi khi chạm bậc thang hay va vào người khác. |
Để hạn chế thói quen nhắn tin không kiểm soát lúc say xỉn, Fujiwara sáng chế ốp lưng điện thoại với cảm biến đo nồng độ cồn. Sau khi được lập trình, cảm biến sẽ chuyển tín hiệu để khóa chiếc ốp, không cho Fujiwara sử dụng điện thoại nếu nồng độ cồn vượt mức cho phép. |
Chiếc mũ bảo hiểm với hàng loạt nút bấm và mạch điện được lập trình giúp Fujiwara đăng trạng thái lên Twitter hoặc Facebook trong lúc ngủ. Mỗi khi xoay đầu, các nút bấm được kích hoạt để đăng nội dung được gõ sẵn lên trang cá nhân của Fujiwara. |
Với tên “Máy quét tiết lộ”, thiết bị có kiểu dáng giống máy quét mã vạch trong siêu thị. Tuy nhiên thay vì tính tiền, màn hình của máy sẽ tiết lộ nội dung sách hay phim khi được quét. |
Hiểu rõ cảm giác căng thẳng khi gõ email xin lỗi, Fujiwara tạo ra chiếc máy tự động viết email xin lỗi, nội dung sẽ hiện lên màn hình khi cô đấm vào bao boxing trước mặt. |
Một dự án thú vị có tên “Điện thoại tiếng lóng” được Fujiwara hoàn tất vào tháng 4/2020, gồm 2 chiếc cốc được nối bằng dây để người đeo nói chuyện với chính họ theo đúng nghĩa đen. |
Chiếc khẩu trang độc đáo với 2 phần, có thể mở ra để lộ khuôn mặt mỗi khi Fujiwara giơ iPhone để sử dụng Face ID. Sau khi mở khóa xong, chiếc khẩu trang sẽ tự đóng lại. |
Thiết bị được chế tạo cho những người thích “ngủ nướng” với ngón tay tự động nhấn vào nút “Snooze” trên màn hình điện thoại mỗi khi đến giờ báo thức. |
Năm 2019, Fujiwara đã phát minh sản phẩm đặc biệt có tên "Bóng đèn chia tay". Nó sẽ sáng lên mỗi khi có người đăng trạng thái "Tôi đã chia tay" lên Twitter. Fujiwara đã sử dụng bóng đèn Philips Hue để lắp đặt, đồng thời thiết kế lệnh kích hoạt phát sáng tự động qua ứng dụng lập trình applet trên trang web If This Then That. |
Murasaki kagami (gương tím) là một trong những truyền thuyết đô thị nổi tiếng tại Nhật Bản. Nhiều người đồn rằng những đứa trẻ khi nhớ 2 chữ này vào sinh nhật 20 tuổi sẽ chết. Fujiwara đã chế tạo cỗ máy sử dụng smartphone để người khác nhớ đến từ “murasaki kagami” ngay trước sinh nhật 20 tuổi. Cô còn dùng tấm gương với ánh sáng màu tím để tăng độ sinh động. |