Mỗi ngày, Cô Gái Hà Lan vẫn thu gom 170 tấn sữa tươi nguyên liệu, xuất xưởng hàng triệu hộp sữa tươi từ hai nhà máy tại Hà Nam và Bình Dương. Đâu là điểm khởi phát của nguồn sữa nguyên liệu khổng lồ này?
Hình thành “Đại gia đình nông dân” từ Hà Lan đến Việt Nam
Tập đoàn FrieslandCampina - đơn vị sở hữu nhãn hàng Cô Gái Hà Lan - được thành lập năm 1871 bởi các gia đình nông dân Hà Lan. Gần 1,5 thế kỷ qua, mô hình "đại gia đình nông dân" tại xứ sở tulip ngày càng phát triển.
Cùng với việc cải tiến công nghệ hiện đại vào chăn nuôi và sản xuất, đến nay cộng đồng tinh hoa này đã lớn mạnh với gần 20.000 hộ - trở thành “hợp tác xã” chăn nuôi bò sữa lớn nhất thế giới, cung cấp gần 30.000 tấn sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.
Cấu trúc “Đại gia đình nông dân” được duy trì tại Hà Lan gần 150 năm qua. |
Thay vì xây dựng trang trại lớn như cách nhiều hãng sữa đang làm, khi đến Việt Nam, tập đoàn FrieslandCampina tiếp tục lan tỏa mô hình “Đại gia đình nông dân” với mục đính đầu tư vào người nông dân, giúp đỡ và song hành, cung cấp cho họ những nền tảng kiến thức theo tiêu chuẩn Hà Lan, tạo nên nguồn nguyên liệu chất lượng nhất cho những hộp sữa tươi Cô Gái Hà Lan.
Nhờ chương trình Phát triển ngành sữa (DDP) được Cô Gái Hà Lan triển khai từ năm 1996 tại các quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam, sau 23 năm, hơn 4.000 nông dân Việt đã tìm được sinh kế ổn định. Song song đó, Cô Gái Hà Lan cũng duy trì được nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu dồi dào, với 170 tấn sữa nguyên liệu đạt chuẩn được thu gom mỗi ngày.
DDP mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ nông dân Việt. |
Ông Roel van Neerbos - Chủ tịch Tập đoàn FrieslandCampina Khối các sản phẩm tiêu dùng khẳng định: “Với tiềm lực lớn, FrieslandCampina có thể thành lập trang trại tại các quốc gia. Nhưng sẽ ý nghĩa hơn nếu chúng tôi thúc đẩy ngành sữa nước bạn, giúp người nông dân tăng thu nhập và tái đầu tư vào đàn bò. DDP được lập ra để những người nông dân tại Hà Lan và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác nâng cao năng lực sản xuất”.
Ý nghĩa từ chương trình Phát triển ngành sữa (DDP) tại Việt Nam
Có thể xem chương trình DDP là cầu nối nơi nông dân Việt Nam được tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với những bậc thầy trong ngành sữa Hà Lan - những người nông dân bản địa, để nâng cao năng lực chăn nuôi và chất lượng sữa nguyên liệu.
Tại gia đình anh Châu Chí Phương - chủ một nông trại liên kết với Tập đoàn FrieslandCampina, các hộ nông dân thường xuyên được tập huấn kiến thức chăn nuôi, chăm sóc và thu hoạch sữa.
Nhà anh Phương đã nuôi bò bán sữa từ 10 năm trước. Việc thu mua khi ấy khá thô sơ, sữa vắt ra đựng trong can nhựa 30 lít không theo quy chuẩn về kháng sinh hay tỷ lệ tạp trùng. Tuy sữa vắt được bao nhiêu bán đi bấy nhiêu, nhưng anh luôn canh cánh chất lượng sữa nhà mình có thực sự tốt và sạch.
Đến khi hợp tác với Cô Gái Hà Lan, anh được trải nghiệm quy trình thu gom khoa học theo chuẩn Hà Lan. Tuy phải tuân thủ quy trình khắt khe của hãng nhưng nhờ được trau dồi kiến thức chăn nuôi thường xuyên, anh mới đi với nghề được đến nay.
Nhà anh Phương là điểm đại diện thu gom sữa ở Củ Chi. |
“Nhờ được tập huấn, chúng tôi biết quản lý tổng tạp trùng thấp hơn mức cho phép. Hãng khắt khe không chỉ để họ có lợi mà còn để sữa của chúng tôi tốt hơn, bán được giá hơn. Những hộ đang hợp tới với hãng ở Củ Chi giờ đều có kiến thức tuyệt vời. Riêng tôi sau khi tập huấn với nông dân Hà Lan đã có thể nhận biết bò bệnh và chăm sóc bò sinh sản”, anh Phương cho biết.
Tại nhà anh Phương, các thiết bị làm lạnh được Cô Gái Hà Lan lắp đặt theo tiêu chuẩn Foqus từ 6 năm nay. Mỗi ngày, các hộ nông dân sẽ vắt sữa, tập kết về đây theo giờ để được kiểm tra tỷ lệ tạp trùng trước khi đổ vào bồn làm lạnh. Tất cả công đoạn này phải hoàn thành trong tối đa một tiếng để đảm bảo chất lượng sữa.
Nơi đây còn là điểm tập kết cám chăn nuôi cho toàn nhóm. Hiểu rằng giá cám tăng cao sẽ gây khó khăn cho người nuôi bò, Cô Gái Hà Lan đứng ra kết nối nông dân với nhà máy, giúp họ mua được cám giá thấp hơn thị trường khoảng 7%.
Các hộ nông dân cũng có thể mua cám trừ qua tiền sữa để giảm chi phí. |
Định kỳ hàng năm, các hộ chăn nuôi còn được cán bộ thú y, nông dân ưu tú từ Hà Lan sang hướng dẫn chăm sóc sức khỏe đàn bò và vệ sinh chuồng trại. “Tôi đi hội thảo rút được nhiều kinh nghiệm lắm, từ chăm sóc, phối giống, gọt móng bò, vắt sữa sao cho bò không bị viêm vú”, chú Hứa Văn Muội - chủ một hộ chăn nuôi khác tại Củ Chi với 18 năm hợp tác với Cô Gái Hà Lan chia sẻ.
Cái bắt tay cùng nông dân Củ Chi hay Vĩnh Phúc, Hà Nam, Tây Ninh… giúp hãng duy trì nguồn sữa theo tiêu chuẩn Hà Lan ngay tại Việt Nam. Sự song hành này còn mang lại sinh kế bền vững cho hơn 4.000 hộ dân.
“Lúc mới nuôi tôi không nắm được kỹ thuật gì nên bò bệnh và phải loại thải rất nhiều. Nhờ hãng, tôi đã đi được với nghề gần 20 năm nay. Cuộc sống chúng tôi ổn định là nhờ con bò sữa”, chú Muội tâm sự.
Nói về DDP, ông Roel van Neerbos khẳng định: “Chúng tôi tin tưởng vào hiệu quả của DDP và hỗ trợ người nông dân tại Việt Nam, giống như đang làm tại Nigeria, Pakistan hay nhiều thị trường khác. Chúng tôi tin đó là cách tốt hơn để giúp kinh tế địa phương phát triển”.