Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơ chế chống lại sự hoài nghi bản thân

Cơ thể bạn cũng có cơ chế chống lại sự hoài nghi bản thân thái quá. Khi chiếc bốt khổng lồ của thực tại giẫm bạn xuống, một loạt cơ chế phòng vệ sẽ được kích hoạt.

Ảnh: minddoc.

Cơ thể bạn cũng có cơ chế chống lại sự hoài nghi bản thân thái quá. Khi chiếc bốt khổng lồ của thực tại giẫm bạn xuống, một loạt cơ chế phòng vệ sẽ được kích hoạt. Cũng giống việc cơ thể bạn chống cự trước nỗ lực thở hết khí trong phổi ra nhờ kiểm soát viên ức chế hô hấp, bạn cũng giữ động lực cho bản thân một cơ quan ức chế sự tuyệt vọng.

Đó là một bộ máy tâm trí khá phức tạp chứa đầy những thứ mà các nhà tâm lý học gọi là những ảo giác tích cực. Những ảo giác này đóng vai trò như một hệ thống kiểm soát và cân bằng luôn chạy ở hậu cảnh (phía sau phần ý thức mà bạn vẫn nhận biết được hàng ngày). Cùng với nhau, chúng tạo nên thiên kiến tự đề cao - bộ mắt kính màu hồng mà qua đó bạn nhìn vào bản thân mình.

Shelley Taylor và Jonathon Brown đã khiến cho những ảo giác tích cực trở nên nổi tiếng trong giới tâm lý học thông qua nghiên cứu về các bệnh nhân mắc ung thư vào những năm 1980. Trước đó, một giả thiết được nhiều người tin về sức khỏe tâm thần là: Tri giác và nhận thức của bạn càng chính xác thì bạn càng hạnh phúc. Đó từng là câu niệm chú thần thánh của các nhà tâm lý học nhân văn - Abraham Maslow và tháp nhu cầu. Cart Rogers và phương pháp điều trị tập trung vào người bệnh. Trong khoảng những năm 1940 và 1950. Maslow và Rogers đã dẫn đầu quan điểm cho rằng con người là một thứ gì đó khác ngoài những phân tử thịt. Họ cho rằng việc tiếp cận tâm trí như một cỗ máy sinh học có thể sửa chữa và nâng cấp được từ mức độ của những bánh răng và linh kiện là một quan niệm sai lầm.

Thay vào đó, họ đưa ra khái niệm mà cho tới nay vẫn được đề cao trong nhận thức của công chúng. Một cách tiếp cận mang tính toàn thể cho sức khỏe tâm thần. Họ nhìn bạn như một sinh vật với nhận thức về bản ngã và một khát khao cải thiện bản thân. Theo lời họ, để đạt được mục đích đó, trước hết bạn sẽ cần phải thỏa mãn những nhu cầu sinh học. Một khi những nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, chướng ngại cuối cùng bạn cần phải vượt qua là việc trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình.

Mục tiêu cuối cùng đó được gọi là sự tự thể hiện bản thân. Ở trạng thái đó, theo ý kiến của hai nhà khoa học, bạn sẽ trở nên hoàn toàn thành thật với chính mình và những người xung quanh. Rogers gọi khoảng cách giữa hình ảnh mà bạn nhìn bản thân và con người thực tế của bạn là sự bất tương hợp. Ông tin rằng bạn càng thu hẹp khoảng cách này thì bạn sẽ càng trở nên hạnh phúc hơn. Bạn sẽ không phải nói dối về khả năng của mình hay che giấu khuyết điểm. Thay vào đó bạn sẽ trở thành một cuốn sách mở cho cả nội quan lẫn những người xung quanh.

David McRaney/READ Books & NXB Thế giới

SÁCH HAY