Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CNBC: Thảm họa sức khỏe cộng đồng có thể dẫn đến thảm họa lạm phát

Bất chấp việc FED trấn an rằng lạm phát chỉ là nhất thời, nhiều nhà kinh tế học cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với thảm họa lạm phát sau đại dịch Covid-19.

Theo nhà sử học Niall Ferguson, các nhà hoạch định chính sách đang đối mặt với thách thức lạm phát gia tăng do những chính sách nhằm giảm ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Các phản ứng này tương tự hồi cuộc Đại suy thoái năm 2008.

"Điều đáng quan tâm là thảm họa này có thể dẫn đến thảm họa khác. Thảm họa sức khỏe cộng đồng dẫn đến thảm họa tài chính, tiền tệ và lạm phát", ông nói với CNBC. "Đó không phải thảm họa lớn. Nó không gây chết người. Nhưng lạm phát gia tăng là một vấn đề", ông Ferguson nhận định.

Giá tiêu dùng tháng 7 của Mỹ tăng 5,4% so với một năm trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2008.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và một số nhà kinh tế khẳng định sự gia tăng lạm phát gần đây chỉ là "nhất thời". "Nhưng nhất thời là bao lâu?", ông Ferguson đặt câu hỏi.

Gia ca leo thang anh 1

Nhà sử học về kinh tế và tài chính Niall Ferguson. Ảnh: World Economic Forum.

Theo ông, lạm phát hiện tại có thể giống cuối những năm 1960. Đây là khởi đầu của xu hướng tăng giá liên tục kéo dài suốt thập kỷ tiếp theo. Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch FED McChesney Martin đã mất kiểm soát đối với mức lạm phát kỳ vọng.

Ông Ferguson nhấn mạnh rằng lạm phát cao ở những năm 70 vốn đã bắt đầu từ cuối thập niên 60. Theo ông, còn quá sớm để đi đến kết luận rằng sự gia tăng hiện tại chỉ là nhất thời.

Theo dữ liệu được công bố hôm 31/8, vào tháng 6, chỉ số S&P/Case-Shiller - đo lường giá nhà tại 20 thành phố lớn của Mỹ - đã tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1987.

Theo một cuộc khảo sát của The Conference Board, người tiêu dùng Mỹ cho rằng lạm phát sẽ ở mức 6,8% trong 12 tháng kể từ bây giờ.

"Mỗi khi bạn cho rằng lạm phát chỉ là nhất thời, hãy nhớ đến việc giá nhà tăng gấp đôi vẫn chưa được thể hiện trong các chỉ số. Nhà ở chiếm 40% CPI (chỉ số giá tiêu dùng) cốt lõi", cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers cảnh báo trong một bài đăng trên Twitter.

Doanh nghiệp Trung Quốc hưởng ứng 'người giàu trả lại cho xã hội'

Các tập đoàn tư nhân lớn của Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh để phù hợp với chiến dịch giảm bất bình đẳng giàu nghèo của chính quyền Bắc Kinh. 

Singapore đẩy mạnh kế hoạch mở cửa kinh tế nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao

Tỷ lệ tiêm chủng cao giúp Singapore có thêm bước tiến mới trong lộ trình hướng đến việc sống chung với Covid-19 và tái mở cửa, giữ vị thế trung tâm kinh tế toàn cầu.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm