Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chuyên gia: Triều Tiên cần nhận hỗ trợ từ quốc tế để chống dịch

Nhà virus học Hakim Djaballah nhận định từ số liệu Triều Tiên công bố, nước này cần kết hợp cả vaccine và thuốc kháng virus mới có thể chặn đà lây lan trong đợt dịch này.

trieu tien bung dich anh 1

Trao đổi với Zing về diễn biến dịch Covid-19 hiện tại ở Triều Tiên, tiến sĩ Hakim Djaballah - nhà virus học tại New York (Mỹ) và từng là giám đốc điều hành Viện Pasteur Hàn Quốc - cho hay bản thân không ngạc nhiên trước đợt bùng phát mới tại quốc gia Đông Bắc Á này.

“Thật khó để tin rằng sẽ có một quốc gia trên hành tinh này không có sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Chúng ta đã chứng kiến SARS-CoV-2 trở thành virus đặc hiệu từ tháng 12/2021. Điều này có nghĩa là virus ở khắp mọi nơi”, tiến sĩ Djaballah cho hay.

trieu tien bung dich anh 2

Tiến sĩ Hakim Djaballah là nhà virus học sinh sống tại New York (Mỹ) và từng giữ chức Giám đốc điều hành Viện Pasteur Hàn Quốc.

“Hơn nữa, Hàn Quốc và Trung Quốc đều ghi nhận số ca mắc tăng cao, do đó Triều Tiên không thể đứng ngoài tình huống này bởi Triều Tiên nằm giữa”, ông nói thêm.

Xét về những con số và thông tin Triều Tiên công bố cho đến nay, ông Djaballah cho rằng Bình Nhưỡng lúc này rất cần sự trợ giúp quốc tế.

“Tôi nghĩ rằng chỉ riêng vaccine là không đủ trong trường hợp này. Họ cần cả thuốc kháng virus để giảm tốc độ lây lan và số ca bệnh”, tiến sĩ nói.

Hôm 12/5, Triều Tiên xác nhận biến chủng Omicron dễ lây lan được phát hiện ở thủ đô Bình Nhưỡng. Trong cuộc họp khẩn của Bộ Chính trị hôm 15/5, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thừa nhận đợt bùng phát Covid-19 đang gây ra "biến động lớn" đối với đất nước 26 triệu dân này.

Tình hình ở Triều Tiên lúc này ra sao

Theo tiến sĩ Djaballah, “ngày đầu tiên, Triều Tiên nói không ghi nhận trường hợp nào, nhưng chỉ ngày sau, họ báo cáo hơn 350.000 trường hợp sốt rất bất thường”, ông Djaballah nói về những ngày đầu Triều Tiên thông báo về dịch Covid-19.

Tính đến ngày 16/5, hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết đến nay tổng cộng 50 người đã tử vong, với 1.213.550 trường hợp sốt và ít nhất 564.860 người đang được điều trị y tế.

Ông Djaballah cũng nhận định Triều Tiên đưa ra đánh giá dựa trên triệu chứng sốt của người mắc Covid-19 thay vì thực hiện xét nghiệm.

trieu tien bung dich anh 3

Nhân viên xịt khử trùng tại cửa hàng bách hóa dành cho trẻ em ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối tháng 3, chỉ có 64.207 trong số 26 triệu người Triều Tiên xét nghiệm Covid-19. Đây được coi là con số cực kỳ thấp so với các quốc gia khác, ví dụ như số lượng xét nghiệm Covid-19 ở Hàn Quốc là khoảng 172 triệu.

Reuters dẫn nhận định của giới chuyên môn rằng Triều Tiên xét nghiệm cho khoảng 1.400 người mỗi tuần. Giả sử nước này làm việc với công suất cao nhất, thì có thể thực hiện tối đa 400 xét nghiệm mỗi ngày.

Ông Djaballah cho rằng cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe của Triều Tiên không đủ khả năng xử lý số lượng lớn ca bệnh nếu những trường hợp này cần nhập viện.

Từ đó, tiến sĩ nghĩ rằng trong tình huống này, chỉ vaccine là chưa đủ để giải quyết vấn đề mà còn cần cả thuốc kháng virus để giảm khả năng lây lan và số trường hợp mắc bệnh.

Ông Kim Jong Un kêu gọi học hỏi các nước

Trong cuộc họp hôm 14/5, ông Kim Jong Un cho biết hầu hết vụ lây nhiễm đang xảy ra trong khu vực cách ly và không lây lan từ vùng này sang vùng khác.

Ông kêu gọi cơ quan Triều Tiên “tích cực học hỏi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 thành công" từ những quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc. Trước đó, Triều Tiên đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 12/5.

Khi được hỏi về đề xuất giải pháp tốt nhất trong trường hợp này, ông Djaballah nói rằng ông khó có thể đưa ra phương án khả thi, do không rõ về mức độ lây lan thực tế, các khu vực bị ảnh hưởng và khả năng ứng phó khủng hoảng của Triều Tiên.

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020. Không có phóng viên, nhân viên viện trợ hoặc nhà ngoại giao nào có thể thường xuyên ra vào quốc gia này, do đó các chuyên gia chỉ có thể phỏng đoán về tình hình thực tế tại Triều Tiên.

trieu tien bung dich anh 4

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đeo khẩu trang đi kiểm tra một hiệu thuốc ở Bình Nhưỡng hôm 15/5. Ảnh: Reuters.

Ông Djaballah hy vọng Triều Tiên sẽ kêu gọi sự giúp đỡ và cho phép các cơ quan đại diện vào cuộc, đánh giá và giúp họ quản lý cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Ông đặc biệt đề cập vai trò của Hàn Quốc khi Tổng thống mới nhậm chức Yoon Suk Yeol tuyên bố làm "hết sức để hỗ trợ Triều Tiên chống dịch".

Không chỉ vậy, với lo ngại về biến chủng mới có độc lực mạnh hơn, nhà virus học cũng mong muốn Triều Tiên cho phép cơ quan quốc tế trợ giúp, ít nhất là trong khoảng thời gian dịch bùng phát để giám sát các biến chủng và sự tiến hóa của chúng.

“Chúng ta hãy hy vọng Triều Tiên sẽ làm điều đúng đắn và yêu cầu viện trợ”, cựu giám đốc Viện Pasteur Hàn Quốc kết luận.

Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa đề nghị viện trợ. Nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, cùng với Nga và các tổ chức quốc tế, đề xuất sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên ứng phó với đợt dịch này, bao gồm cả viện trợ vaccine.

Triều Tiên trước đây đã từ chối đề nghị viện trợ vaccine Covid-19 từ Trung Quốc và chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh có suy đoán rằng nước này lo lắng về tác dụng phụ của vaccine hoặc các yêu cầu giám sát quốc tế liên quan đến tiêm chủng.

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố làm hết sức hỗ trợ Triều Tiên chống dịch

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16/5 tuyên bố sẽ làm hết sức để giúp đỡ Triều Tiên chống lại đại dịch Covid-19, nếu Bình Nhưỡng chấp thuận.

Triều Tiên công bố hơn 1,2 triệu 'ca sốt' trong 4 ngày

Triều Tiên ngày 16/5 báo cáo thêm 8 trường hợp tử vong do "sốt" trong bối cảnh nước này gần đây lần đầu tiên công bố một đợt bùng phát Covid-19.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm