Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia TQ giục in thêm tiền để đối phó chiến tranh thương mại

Chuyên gia về chính sách của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nên mạnh dạn in thêm tiền, quan điểm trái ngược với "các chính sách tiền tệ cẩn trọng" hiện nay của chính quyền.

South China Morning Post dẫn nhận xét của ông Zheng Xinli, cựu quan chức cấp cao tại Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh nên nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế nội địa, đối phó với nguy cơ Washington áp đặt thuế nhập khẩu mới. 

"Chúng ta cần đề cao vai trò của chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy nhu cầu trong nước", trong khi cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào trực tiếp nhắm vào lĩnh vực xuất khẩu, ông Zheng phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Bắc Kinh hôm 16/9. Ông Zheng là cựu phó giám đốc Cơ quan Nghiên cứu chính sách Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Chuyên gia này đồng thời khẳng định "chính sách tiền tệ cẩn trọng", tức không in thêm tiền để thúc đẩy tăng trưởng, sẽ trói buộc Trung Quốc. 

Trung Quoc in tien de doi pho chien tranh thuong mai voi My anh 1
Ông Zheng Xinli thúc giục Bắc Kinh in thêm tiền để đối phó chiến tranh thương mại. Ảnh: Reuters.

Bắc Kinh đã tiến hành thúc đẩy chính sách tài chính trở nên chủ động hơn bằng việc tăng cường đầu tư nhiều dự án hạ tầng và khuyến khích các địa phương phát hành trái phiếu. 

Tuy nhiên, ngân hàng Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách hạn chế cho vay, trái ngược hoàn toàn với tình hình 10 năm trước, khi các hệ thống ngân hàng đổ tiền ra để thúc đẩy chương trình kích thích kinh tế toàn diện. 

"Đây giống như một cuộc chiến. Trung Quốc cất giữ lực lượng tinh nhuệ nhất của mình và chỉ gửi ra mặt trận đội quân mạnh thứ 2", ông Zheng nói. 

Thay vào đó, chuyên gia này cho rằng hệ thống ngân hàng và các chính sách tiền tệ nên đóng vai trò trong việc trợ giúp Trung Quốc đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. 

Ông Zheng khẳng định Bắc Kinh nên táo bạo hơn trong việc in thêm tiền. Lập luận này trái ngược với quan điểm của chính quyền và nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc không nên phụ thuộc vào việc in thêm tiền vì điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho nền kinh tế và tài chính của đất nước. 

Trung Quoc in tien de doi pho chien tranh thuong mai voi My anh 2
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ chưa đến hồi kết. Ảnh: Reuters.

Hồi cuối tháng 7, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc cần giữ nền kinh tế ổn định bằng cách tăng chi tiêu tài chính, đặc biệt trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Chính quyền Trung Quốc nhiều lần khẳng định sẽ không quay lại thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi quốc gia này bỏ ra 580 tỷ USD vào các gói kích thích kinh tế, gây nhiều khoản nợ lớn, hiệu quả đầu tư thấp và tình trạng mất cân bằng kinh tế. 

Tuy nhiên, ông Zheng cho rằng Trung Quốc không cần lo ngại về vấn đề này, vì cấu trúc tài chính quốc gia này có nhiều điểm khác biệt so với phương Tây.

"Việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ sẽ làm mất sức mạnh của nền kinh tế", chuyên gia này cho biết. 

Việc cắt giảm thuế là một trong ba ưu tiên kinh tế của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nới lỏng nhiều đòn bẩy tài chính trong thời gian qua vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. 

Hôm 13/9, Tổng thống Trump chỉ thị các quan chức tiến hành áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, theo Bloomberg. Quyết định này có thể được công bố trong hôm nay, SCMP đưa tin.

TT Trump sắp áp thuế thêm với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Trump đã gặp các quan chức hàng đầu về thương mại để thảo luận việc áp thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc, giữa lúc cuộc chiến thương mại chưa có dấu hiệu dừng lại.

ASEAN vẫn có lợi thế trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Lãnh đạo bảy nước có bài phát biểu tại WEF ASEAN, thể hiện sự lạc quan về viễn cảnh kinh tế trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 dù còn nhiều đe dọa từ môi trường thương mại quốc tế.



Chi Mai

Bạn có thể quan tâm