Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể: Ông Kim kiềm chế, ông Trump cố thân thiện
Thứ tư, 27/2/2019 21:16 (GMT+7)
21:16 27/2/2019
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể nhận thấy cả hai nhà lãnh đạo đều cố gắng tỏ vẻ thân thiện, muốn chứng minh quan hệ đã cải thiện. Ông Trump còn nhiều lần chạm khuỷu tay của ông Kim.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ hình thể, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã rất chật vật để thể hiện vẻ ngoài thân thiện. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã tập dợt rất kỹ lưỡng cho những hình ảnh đầu tiên của mình.
Cả hai cùng bước về phía nhau bắt tay và gần như đồng loạt xoay người đối diện ống kính báo giới.
“Cả hai đều cố gắng thể hiện mối quan hệ của họ đã được cải thiện từ cuộc gặp đầu tiên”, Allen Pease, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể ở Australia, nhận định. “Sự bắt chước hành vi giữa hai người là khá rõ”.
Nhiều chuyên gia ngôn ngữ cơ thể cho rằng ông Kim Jong Un rất cố gắng kiềm chế cảm xúc cá nhân. Ảnh: Reuters.
Pease nói hiện tượng “bắt chước hành vi” là khi một người cố gắng có những cử chỉ thân thiện tương tự đáp lại với người đối diện. Điều này giúp “đối phương” cảm thấy thoải mái.
Cả hai nhà lãnh đạo đều tìm cách thể hiện hình ảnh làm chủ tình hình qua cách bắt tay kiểu “alpha” khi gặp nhau ở Singapore 8 tháng trước. Tuy nhiên, trong những phút đầu cuộc gặp hôm đó, ông Trump và ông Kim cũng không giấu được vẻ hồi hộp.
Ông Kim Jong Un đã có vẻ tự tin hơn rất nhiều so với lần gặp trước. Trong khi đó, Tổng thống Trump lại bước đến bắt tay với lòng bàn tay ngửa lên. Theo chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Karen Leong, cử chỉ này thể hiện sự khiêm tốn.
“Ông Kim bước về phía ông Trump với những bước đi vững chắc hơn, còn bàn tay đưa ra xa hơn. Lúc ở Singapore, ông Kim có vẻ e dè hơn. Điều này tạo cảm giác sự thân thuộc giữa hai người cao hơn trước”, Leong nhận định.
“Ông Trump cũng có cử chỉ đáp lại tương tự. Ông ấy không đến đây để bắt nạt, mà để lấy lòng ông Kim”, Leong nói.
Ông Kim Jong Un có vẻ tự tin hơn cuộc gặp đầu tiên ở Singapore năm 2018. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu căng thẳng. Các chuyên gia nhận thấy điều này khi hai nhà lãnh đạo ngồi xuống sau khi bắt tay.
Ông Trump vẫn ngồi với dáng quen thuộc, thể hiện sự làm chủ tình huống khi hai bàn tay để phía trước tạo thành hình mũi giáo. Trong khi đó, tay ông Kim thu vào trong lòng, thể hiện sự khó chịu và cố gắng kiểm soát bản thân.
“Họ chỉ mỉm cười khi cần và như cách mà họ đã tập luyện từ trước. Tất cả chỉ là một màn trình diễn”, Pease nhận định.
Sau cuộc gặp ở Singapore hồi tháng 6/2018, ông Trump nhiều lần khẳng định ông có mối quan hệ đặc biệt với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ có lần khẳng định họ "đã phải lòng" nhau sau những lá thư.
Donald John Trump là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình. Tên tuổi của Trump được biết đến nhiều qua chương trình truyền hình thực tế The Apprentice với câu nói "You're fired" (bạn đã bị đuổi). Ngoài ra, ông còn có phần sở hữu trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Mỹ...
Bạn có biết: Trump đã hai lần là ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, nước từng cùng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Trung Quốc dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 km dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước. Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders, bữa tối của Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tương đối nhỏ với một số ít khách mời.
Bình luận về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ với Triều Tiên, tờ Wall Street Journal nhận định đây có thể là cách duy nhất để mang lại hòa bình, ổn định cho khu vực.
Báo chí Triều Tiên đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam, giữa lúc nhà lãnh đạo Kim Jong Un được cho là đang nghiên cứu mô hình cải cách kinh tế "Đổi Mới".