Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia Nga thừa nhận S-400 không đủ che bầu trời Syria

Đại tá quân đội Nga về hưu nói rằng Bộ Quốc phòng Nga cần tăng cường năng lực phòng không Syria vì nếu chỉ dựa vào S-300 hay S-400 không đủ để bảo vệ không phận.

Uy lực của hệ thống phòng không S-400 Hệ thống phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly tới 400 km.

Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenkov, khẳng định Moscow sẽ tăng hệ thống phòng thủ tại Syria, sau cuộc không kích bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ vào ngày 6/4.

“Để bảo vệ những trang thiết bị quan trọng tại các căn cứ ở Syria, một số biện pháp sẽ được thực hiện trong tương lai gần để tăng cường và nâng cao hiệu quả năng lực phòng không của Syria”, ông Konashenkov nói trong cuộc họp báo sau vụ không kích của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói rằng chỉ có 23 trong số 59 tên lửa đánh trúng mục tiêu, 36 tên lửa khác không rõ rơi về đâu, ông Konashenkov nói mà không đưa ra thêm chi tiết. Hiện có nhiều thông tin trái chiều về hơn 30 tên lửa mà phía Moscow cho rằng không trúng đích.

Một số suy đoán rằng tên lửa có thể rơi xuống biển, hoặc bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Syria. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự Nga giải thích rằng các hệ thống phòng không Nga triển khai trong khu vực chỉ để bảo vệ căn cứ và phương tiện chiến đấu của nước này.

Su kien My khong kich Syria anh 1
Hệ thống phòng không S-300 của Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim, Syria. Ảnh: Sputnik.

Cho đến trước ngày 6/4, các hệ thống phòng không Nga hoạt động phù hợp với bản ghi nhớ giữa Moscow và Washington về tránh các sự cố trên bầu trời Syria. Điều đó có nghĩa là hệ thống phòng không Nga không thể nhắm mục tiêu giả định “thân thiện” với lực lượng Mỹ. Ngày 7/4, Moscow đã đình chỉ thỏa thuận này.

Vladimir Karjakin, đại tá không quân về hưu, hiện là giáo sư tại Đại học Quân sự, thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow cần tăng cường năng lực của phòng không Syria vì lực lượng này đã lạc hậu.

“Để xây dựng một hệ thống phòng không có thể bảo vệ chống lại bất kỳ cuộc tấn công đường không, sẽ không đủ nếu chỉ dựa vào hệ thống phòng không tầm xa S-300 và S-400. Cần phải hiểu rằng việc triển khai hệ thông này đến Syria chủ yếu là động thái ngoại giao quân sự”, ông Karjakin nói.

Vị đại tá về hưu cho biết thêm, Moscow muốn chứng minh cho Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng Nga có thể thiết lập một vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria, do đó Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cần hành động cẩn thận. S-300 và S-400 được triển khai đến Syria sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một cường kích Su-24 của Nga vào năm 2015.

Su kien My khong kich Syria anh 2
Chuyên gia Nga đề xuất tăng cường triển khai hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1. Ảnh: Sputnik

“S-300 và S-400 là những hệ thống tốt nhưng để bảo vệ toàn diện từ trên không cần có những phương tiện hoàn toàn khác như hệ thống phòng không tầm trung Buk, tầm ngắn Tor, thậm chí cả tên lửa phòng không vác vai Verba, Igla”, vị đại tá về hưu nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông Karjakin tin rằng các căn cứ không quân, hầm trú ẩn của không quân Syria phải được ưu tiên trang bị hệ thống phòng không tích hợp di động Pantsir-S1. Hệ thống này có thể phát hiện và tiêu diệt các loại máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình chỉ trong vài giây.

Ngoài ra, Pantsir-S1 cũng được thiết kế để phá hủy các mục tiêu trên mặt đất làm cho nó trở nên đa dụng. Hệ thống kết hợp giữa tên lửa và pháo tốc độ cao và không có loại tương tự trên thế giới.

“Nếu Syria có Pantsir-S1, vụ không kích của Mỹ nhắm vào căn cứ không quân Shairat có thể sẽ không xảy ra”, vị đại tá về hưu nói.

Chuyên gia Karjakin kết luận rằng bài học quan trọng trong cuộc tấn công của Mỹ vừa qua là cần nhiều hệ thống phòng không xung quanh các căn cứ của quân đội Syria, nếu không, trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công dồn dập, năng lực kỹ thuật của hệ thống phòng không Syria không đủ để giải quyết hết các mục tiêu.

Hình ảnh đầu tiên tại căn cứ không quân bị Mỹ nã Tomahawk Kênh Rossiya 24 (Nga) vừa phát đi những hình ảnh đầu tiên tại hiện trường căn cứ không quân Shayrat sau khi hứng chịu đợt không kích với hàng chục tên lửa của Mỹ hôm 7/4.

Tàu chiến Nga tiến vào Địa Trung Hải, đối đầu chiến hạm Mỹ

Ngày 7/4, tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich thuộc Hạm đội biển Đen của Nga tiến vào Địa Trung Hải, hướng về khu vực nơi hai tàu khu trục Mỹ vừa phóng tên lửa Tomahawk.

Mỹ dọa sẽ tiếp tục nã tên lửa xuống Syria

Mỹ cảnh báo sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn ở Syria sau khi không kích một căn cứ không quân do chính phủ kiểm soát nhằm đáp trả cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi đầu tuần.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm