Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vẫn rời rạc

Hầu hết doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mang tính khá rời rạc. Đáng lo ngại là có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số.

Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022 với chủ đề “Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam” do Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp thực hiện với Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thông qua Dự án LinkSME.

Khảo sát kết thúc vào cuối năm 2022 với sự tham gia của 1.000 doanh nghiệp (DN) trên cả nước đến từ nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; khai khoáng; bán buôn, bán lẻ; giáo dục đào tạo; bất động sản...

Theo kết quả khảo sát, đa phần DN đã có nhận thức và ý thức được về sự cần thiết phải chuyển đổi số (CĐS), nhưng CĐS chưa đạt mục tiêu kỳ vọng.

Các DN chủ yếu đang ở bước số hóa, hoặc từng bước sử dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra nên đã ngừng sử dụng, hoặc vẫn đang sử dụng nhưng còn gặp khó khăn, chưa thực sự thuận lợi.

48,8% doanh nghiệp từng sử dụng một số giải pháp CĐS nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp, hoặc doanh nghiệp áp dụng để đáp ứng những nhu cầu tức thời đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng giờ không còn nhu cầu.

Vị trí của doanh nghiệp trong lộ trình chuyển đổi số
Nguồn: Khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022
NhãnĐã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hóaĐã số hóa tài liệu, quy trìnhTừng sử dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng hiện tại không còn sử dụngĐã có kế hoạch, chiến lược chuyển đổi sốĐã đánh giá thực trạng và xác định được mục tiêu của quá trình chuyển đối số


2.235.348.87.66.2

Lý do khác cho thực trạng này là việc các doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu và chiến lược CĐS đúng đắn, cũng như thiếu nhân sự phục vụ CĐS cả về lượng và chất.

Điều này thể hiện rõ khi chỉ có 6,2% đã hoàn thành xác định mục tiêu CĐS và chỉ 7,6% từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.

35,3% doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu, quy trình (chủ yếu đưa các dữ liệu, văn bản, giấy tờ từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên hệ thống).

Một tỷ lệ nhỏ (2,2%) đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hóa để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, cho dù một số vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ.

Kết quả khảo sát cho thấy, công nghệ trước hết thường được doanh nghiệp áp dụng vào một số nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp như: hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Cụ thể, ngoài hai hình thức bán hàng truyền thống là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng đã trở nên phổ biến hơn trước đây do sự hỗ trợ và tham gia của nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến (Shopee, Lazada, Tiki…) và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo và gần đây là Tik Tok) với tỷ lệ đa số doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh.

Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp được khảo sát thực hiện CĐS mang tính khá rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ như vận chuyển hàng hóa, kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ.

Trên thực tế, khoảng 20-30% doanh nghiệp được khảo sát là có ứng dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ một cách thường xuyên.

Ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số
Nguồn: Khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022
NhãnCó tương đối, hầu như đáp ứng các nhu cầu khi cầnLuôn ưu tiên, đáp ứng đầy đủ khi có nhu cầuHoàn toàn khôngCó nhưng hầu như không đủĐáp ứng trung bình

% 6.7102043.320

Chưa đến 40% các doanh nghiệp có ngân sách để đáp ứng nhu cầu CĐS từ mức trung bình đến đầy đủ để tiếp nhận các tư vấn và giải pháp CĐS.

Trong khi đó, có đến 43,3% doanh nghiệp có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Đáng lo ngại là có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS. Trên thực tế, việc thiếu ngân sách dành cho CĐS cũng là thách thức phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ chương trình và tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là những thành công điển hình trong CĐS.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Việt Nam thu hẹp khoảng cách năng suất lao động với Nhật Bản, Hàn Quốc

Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách tương đối về năng suất lao động với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore, nhưng chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Bong bóng 'ăn theo ChatGPT' tại Trung Quốc sắp vỡ

Các công ty công nghệ Trung Quốc lần lượt lên tiếng cảnh báo sau khi giá cổ phiếu tăng bất thường nhờ sự xuất hiện của ChatGPT. Và bong bóng đầu cơ này đang có dấu hiệu xì hơi.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm