Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện chưa kể về những nhà văn hy sinh khi tuổi đời còn trẻ

Nhiều người cảm thấy kỳ lạ khi ngôi làng nơi Nam Cao hy sinh lại có tên là làng Vũ Đại, đúng tên làng mà nhà văn hư cấu ra khi viết tiểu thuyết "Chí Phèo".

Nam Cao (1915-1951)

Ngày 30/11/1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu liên khu 3, nhà văn Nam Cao đã hy sinh tại vùng giáp ranh giữa Ninh Bình và Hà Nam.

Theo lời kể của nhà văn Tô Hoài, người rất thân thiết với Nam Cao thì chuyến ấy, Nam Cao đi Thanh Hoá dự một hội nghị về văn nghệ. Hội nghị kết thúc, lẽ ra ông trở về Việt Bắc theo đường số 6, nhưng ông lại muốn về thăm lại làng mình (làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam ngày nay) để nắm thực tế vì nghe nói làng quê đã thành làng du kích.

Chuyến đó, Nam Cao đi theo một đoàn cán bộ tuyên truyền thuế nông nghiệp, đi bằng 7 chiếc thuyền nan, vì lúc đó vùng chiêm trũng Ninh Bình, Hà Nam đang ngập nước trắng băng. Nam Cao cùng mấy cán bộ lãnh đạo ngồi chiếc thuyền đầu.

Duong Thi Xuan Quy,  Nguyen Thi,  Nguyen Ngoc Tan,  Nam Cao,  nha van liet si,  Tran Mai Ninh anh 1
Nam Cao (Trần Hữu Tri).

Trước đó, liên lạc viên đã thông báo là trên đường không có địch, nhưng khi đoàn vừa đến làng Vũ Đại ở Gia Xuân, Gia Viễn thì sa lưới một toán lính Commandos phục kích. Theo lời kể của các cán bộ trong đoàn, thì chỉ mình thuyền đi đầu bị bắt, các thuyền sau chạy thoát cả.

Các cán bộ bị bắt được bọn lính Commandos đưa sang giam ở nhà thờ Mưỡu Giáp. Rồi trong đêm hôm đó, có một anh cán bộ tìm cách bỏ trốn mà không thoát, nên sáng hôm sau, bọn giặc đem tất cả ra bắn ở cánh đồng Mưỡu Giáp rồi chôn ngay ở đó. Lúc đó Nam Cao mới 36 tuổi.

Nhiều người cảm thấy kỳ lạ khi ngôi làng nơi Nam Cao hy sinh lại có tên là làng Vũ Đại, đúng tên làng mà nhà văn hư cấu ra khi viết các tiểu thuyết Chí Phèo (Đôi lứa xứng đôi), Chết mòn (sau đổi thành Sống mòn).

Dương Thị Xuân Quý (1941-1969)

Đang là phóng viên của báo Phụ nữ Việt Nam, năm 1968, sau khi chồng vào miền Nam chiến đấu, nhà thơ Dương Thị Xuân Quý cũng xung phong vào chiến trường, gửi lại con gái nhỏ cho mẹ nuôi.

Vào chiến trường khu 5, bà được phân công làm phóng viên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung bộ. Đầu tháng 3/1969, bà vượt đường số 1 xuống vùng đông Duy Xuyên, làm việc tại cơ quan tuyên huấn huyện đóng ở thôn 2 xã Xuyên Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Lúc này, diễn ra một trận càn ác liệt của quân đội Đại Hàn.

Duong Thi Xuan Quy,  Nguyen Thi,  Nguyen Ngoc Tan,  Nam Cao,  nha van liet si,  Tran Mai Ninh anh 2
Nhà thơ Dương Thị Xuân Quý.

Đêm 8/3/1969, nữ nhà thơ anh dũng hy sinh tại thôn Thi Thại xã Xuyên Tân (nay là xã Duy Thành), khi cùng các chiến sĩ du kích và đội viên vũ trang tuyên truyền từ dưới hầm bí mật bò lên cố tìm cách thoát ra khỏi vòng càn.

Mấy ngày sau đó, quân địch chốt giữ dài ngày và cày ủi khắp xóm, không thể nào xác định được thi thể các liệt sĩ đã bị vùi lấp nơi đâu.

Bất ngờ, đến tháng 8/2006, sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm, gia đình đã tìm được hài cốt của bà cách nơi bà bị địch bắn khoảng trên 20 m. Cùng với hài cốt là một chiếc cặp tóc bằng đuya-ra có khắc dòng chữ “Tặng chị X.Quý ” – “E1”.

Dương Thị Xuân Quý ra đi khi đã có những tác phẩm như truyện Chỗ đứng (1968), bút ký Gương mặt thách thức (1969), truyện ký Hoa rừng (1970). Đến năm 2007, bà được truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Cuốn Nhật ký chiến trường của bà cũng đã được xuất bản và tái bản.

Trần Mai Ninh (1917-1948)

Trần Mai Ninh từng là phóng viên, biên tập viên các báo Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938), Bạn đường (1939)... Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thuộc địa đàn áp, Trần Mai Ninh về quê hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo, Thanh Hóa. Ông bị nhà cầm quyền bắt giam nhưng sau đó vượt ngục và tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở Nam Trung bộ. Sau đó Trần Mai Ninh tham gia kháng chiến ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.

Duong Thi Xuan Quy,  Nguyen Thi,  Nguyen Ngoc Tan,  Nam Cao,  nha van liet si,  Tran Mai Ninh anh 3
Nhà thơ Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh.

Ở đây, Trần Mai Ninh cho xuất bản tờ báo Xung phong, Phấn đấu, rồi tạp chí nghệ thuật Mới, cũng như tham gia rất nhiều hoạt động tuyên truyền cổ động kháng chiến như viết kịch, vẽ tranh cổ động, tổ chức các đội tuyên truyền xung phong và các buổi diễn thuyết trước hàng nghìn người.

Năm 1948, trong một chuyến công tác bằng thuyền từ Phú Yên vào cực Nam Trung Bộ, ông bị quân Pháp bắt ngoài khơi Hòn Hèo khi “còn mấy bước tới Nha Trang”. Theo các chiến sĩ hoạt động bí mật ở Nha Trang ngày ấy cho biết, địch tra tấn ông cực kỳ dã man, khoét mắt nhà thơ, rồi kéo lê ông trên đường phố Nha Trang cho đến chết.

Cho đến nay, những đồng đội cùng thời với ông đã ra sức tìm kiếm nhưng vẫn chưa biết ông hy sinh vào ngày nào. Năm 1999, khi truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho nhà thơ Trần Mai Ninh, theo nguyện vọng của gia đình, các cơ quan chức năng đã lấy ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1948 làm ngày mất của ông.

Nhà thơ Trần Mai Ninh hy sinh năm 31 tuổi, khi tài năng đang bắt đầu vào độ chín. Bài thơ Nhớ máu của ông được nhiều người yêu thích, với những câu thơ không vần điệu nhưng đầy chất lửa: “Ơi cái gió Tuy Hòa/Cái gió chuyên cần/Và phóng túng…”.

Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn, 1928-1968)

Trong đợt thứ hai của chiến dịch Mậu Thân tháng 5/1968, tác giả của những tác phẩm được yêu thích trong kháng chiến chống Mỹ như truyện ký Người mẹ cầm súng, truyện ngắn Mẹ vắng nhà, cánh quân mà nhà văn Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) đã bị quân địch bao vây giữa lòng thành phố. Ông đã cầm súng trực tiếp chiến đấu và hy sinh trong tư thế của một người lính cảm tử ngay tại quận 5, Sài Gòn.

Dù hài cốt của ông không được tìm thấy, nhưng nhớ đến sự hy sinh anh

Duong Thi Xuan Quy,  Nguyen Thi,  Nguyen Ngoc Tan,  Nam Cao,  nha van liet si,  Tran Mai Ninh anh 4
Nhà văn Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn), tên thật là Nguyễn Hoàng Ca.

dũng của ông, ngày nay con phố mà ông cầm cự ngoan cường và hy sinh ngày 9/5/1968, đã được đặt tên đường Nguyễn Thi. Đây là con đường chỉ dài mấy trăm mét, nối từ Bưu điện quận 5 đến đại lộ Võ Văn Kiệt.

Hy sinh lúc vừa tròn 40 tuổi, di cảo của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi có tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa chỉ mới viết được 3 chương. Các tác phẩm của ông sau đó được tiếp tục in lại như Trăng sáng (1972), Năm tháng chưa xa (1985)…

Năm 2000, nhà văn Nguyễn Thi đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Vào dịp kỷ niệm thành lập QĐNDVN tháng 12/2011, ông đã vinh dự được truy tặng danh hiệu AHLLVTND, cùng với hai liệt sĩ văn nghệ sĩ là nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) và nhạc sĩ Hoàng Việt (Lê Chí Trực).

Nhà thơ Lê Anh Xuân cũng hy sinh tháng 5/1968, tại chiến trường Long An, trong khi nhạc sĩ Hoàng Việt hy sinh cuối năm 1967 tại Mỹ Tho, Tiền Giang.


Lê Tiên Long

Bạn có thể quan tâm